Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia nổi tiếng đến từ Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, vừa thuận tiện lại tiết kiệm. Chọn Việt Sing là sự đảm bảo cho sức khỏe của bạn!
Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên gia tại Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, thuận tiện, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe của bạn.

Áp xe hậu môn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử lý

Mặc dù là bệnh lý phổ biến trong nhóm bệnh lý hậu môn trực tràng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bệnh áp xe hậu môn là gì? Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến bệnh lý áp xe hậu môn bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị phù hợp.

Bệnh áp xe hậu môn là gì?

Áp xe hậu môn là gì? là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Đây là bệnh lý hậu môn trực tràng xảy ra khi các khoang quanh vùng hậu môn, trực tràng bị nhiễm trùng dẫn đến tích tụ mủ và gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Bệnh thường phát triển do vi khuẩn xâm nhập vào các tuyến nhỏ ở hậu môn, gây tắc nghẽn, viêm nhiễm và tạo thành áp xe.

Dựa vào vị trí xuất hiện liên quan đến cấu trúc xung quanh hậu môn trực tràng, áp xe hậu môn được phân thành 4 loại chính như sau:

  • Áp xe quanh hậu môn:  Là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 60-70% trường hợp. Ổ mủ nằm ngay dưới da quanh hậu môn, gây sưng đau, đỏ nóng, dễ phát hiện và điều trị.
  • Áp xe hố ngồi – trực tràng: Ổ áp xe phát triển sâu trong vùng hố ngồi – trực tràng, thường do áp xe quanh hậu môn lan rộng hoặc do viêm nhiễm bên trong trực tràng. Có thể gây sưng to một bên mông và đau vùng chậu.
  • Áp xe giữa các cơ thắt:  Mủ tụ giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài của hậu môn, gây đau dữ dội, khó chịu và khó phát hiện nếu không qua khám trực tràng hoặc nội soi.
  • Áp xe trên cơ thắt: Là loại ít gặp nhưng mức độ nguy hiểm cao, ổ áp xe nằm trên cơ nâng hậu môn, gây đau vùng chậu sâu và khó khăn trong việc điều trị. 
Bệnh áp xe hậu môn là gì?

Bệnh áp xe hậu môn là gì?

Nguyên nhân gây áp xe hậu môn do đâu?

Một trong những vấn đề cần quan tâm liên quan đến bệnh áp xe hậu môn là gì? chính là áp xe hậu môn do đâu gây ra. Thông thường, bệnh xuất phát từ sự nhiễm trùng cấp tính ở các tuyến nhỏ quanh hậu môn bắt nguồn từ các yếu tố sau:

  • Nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn tuyến hậu môn do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, liên cầu hoặc các loại vi khuẩn khác
  • Các vết thương hở, trầy xước hoặc tổn thương do táo bón, thủ thuật y tế vùng hậu môn cũng có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Sự suy giảm miễn dịch do các bệnh lý như tiểu đường, HIV,…khiến khả năng chống lại vi khuẩn kém hơn bình thường từ đó dễ hình thành áp xe.
  • Người mắc các bệnh lý như viêm đại tràng, bệnh Crohn hay các bệnh viêm đường tiêu hóa có thể làm tăng nguy cơ áp xe hậu môn do viêm nhiễm kéo dài.
  • Vùng hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ hoặc sử dụng các chất kích ứng có thể gây viêm và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Triệu chứng áp xe hậu môn thường gặp

Triệu chứng áp xe hậu môn thường không khó nhận biết, khi bị áp xe hậu môn người bệnh có thể gặp các biểu hiện đặc trưng như sau:

  • Đau nhức âm ỉ vùng hậu môn, cơn đau dữ dội hơn khi ngồi lâu, đi đại tiện hoặc phải vận động mạnh
  • Vùng da quanh hậu môn bị sưng đỏ, chạm vào có cảm giác hơi nóng
  • Quanh hậu môn xuất hiện khối cục cứng gây đau, khi vỡ ra gây chảy dịch mủ hôi
  • Khi nhiễm trùng lan rộng, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, mệt mỏi
  • Đôi khi, vùng hậu môn có thể hơi ngứa ngáy

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, triệu chứng duy nhất người bệnh gặp phải chỉ là sốt. Do đó, việc chẩn đoán chính xác bằng các phương pháp thông thường trở nên khó khăn. Vì vậy, khi có dấu hiệu sốt hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường khác không được nêu trên, người bệnh nên nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ để được thăm khám áp xe hậu môn và tư vấn kịp thời.

Triệu chứng áp xe hậu môn thường gặp

Triệu chứng áp xe hậu môn thường gặp

Áp xe hậu môn có phải bệnh nguy hiểm không?

Nếu ổ áp xe không được xử lý sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy biến chứng của áp xe hậu môn là gì? Dưới đây là một số biến chứng phổ biến nhất có thể xảy ra:

  • Khi ổ áp xe không được xử lý sớm có thể bị vỡ ra và hình thành đường rò thông từ bên trong ống hậu môn ra ngoài da hay còn gọi là bệnh lý rò hậu môn.
  • Vi khuẩn trong ổ áp xe có thể xâm nhập sâu vào mô mềm quanh trực tràng, lan sang các cơ quan lân cận hoặc thậm chí vào máu gây nhiễm trùng huyết từ đó đe doạ tính mạng của người bệnh
  • Nguy cơ để lại sẹo hoặc dị dạng hậu môn do áp xe phát triển lớn quá mức khiến mô quanh hậu môn trực tràng bị hoại tử 
  • Áp xe sâu hoặc điều trị sai cách có thể làm ảnh hưởng đến các cơ vòng hậu môn, gây mất kiểm soát khi đại tiện. Người bệnh có thể rơi vào tình trạng đi ngoài không tự chủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và tâm lý.

Điều trị áp xe hậu môn thế nào để hạn chế biến chứng?

Để hạn chế biến chứng của áp xe hậu môn, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị từ sớm. Điều trị áp xe hậu môn hiệu quả yêu cầu phải được tiến hành tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi cùng trang thiết bị y tế hiện đại. Sau đó, dựa trên mức độ áp xe mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các biện pháp sau:

Điều trị nội khoa

Nếu người bệnh thăm khám, điều trị áp xe hậu môn ở giai đoạn đầu khi ổ mủ còn nhỏ và chưa có dấu hiệu lan rộng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh nhằm kiểm soát nhiễm trùng cũng như ngăn ngừa vi khuẩn lan rộng. Bên cạnh đó, với các triệu chứng sưng đau, bác sĩ cũng có thể kê thêm đơn thuốc giảm đau, chống viêm để làm dịu triệu chứng. 

Can thiệp ngoại khoa

Với các trường hợp ổ áp xe được điều trị muộn và không thể đáp ứng hiệu quả của kháng sinh thì điều trị ngoại khoa là lựa chọn bắt buộc. Tuỳ thuộc vào mức độ viêm nhiễm, vị trí ổ áp xe và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp sau:

  • Rạch dẫn lưu mủ: Bác sĩ sẽ tiến hành dùng dao mổ rạch một đường nhỏ để dẫn lưu mủ ra ngoài sau đó khâu kín để tránh mủ tích tụ trở lại. 
  • Đặt ống dẫn lưu mủ: Đây là kỹ thuật sử dụng một đoạn ống nhỏ, mềm để dẫn mủ từ khoang áp xe ra ngoài, ngăn ngừa tình trạng mủ tiếp tục tích tụ bên trong sau mổ.
  • Sóng cao tần ITC: Là kỹ thuật y học hiện đại sử dụng năng lượng nhiệt từ sóng cao tần để tác động chính xác vào vùng mô tổn thương để làm sạch ổ viêm. Nhờ khả năng xâm lấn tối thiểu – không chảy máu – ít đau mà biện pháp này rất được giới chuyên môn ưa chuộng, đánh giá cao trong điều trị áp xe hậu môn

Tuỳ từng dạng áp xe hậu môn, mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Do đó, để biết biện pháp phù hợp với áp xe hậu môn là gì, người bệnh nên chủ động thăm khám để được bác sĩ tư vấn biện pháp thích hợp nhất.  

Điều trị áp xe hậu môn thế nào để hạn chế biến chứng?

Điều trị áp xe hậu môn thế nào để hạn chế biến chứng?

Như vậy, toàn bộ thông tin về áp xe hậu môn là gì đã được cung cấp chi tiết trong bài. Nếu vẫn còn các thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ qua hotline 0222.730.2022 để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại Đa khoa Quốc tế Việt Sing trực tiếp giải đáp.

5/5 - (10 votes)
Bài viết liên quan
Bị áp xe hậu môn uống thuốc gì hiệu quả? Chia sẽ từ bác sĩ
Bị áp xe hậu môn uống thuốc gì hiệu quả? Chia sẽ từ bác sĩ

Hiện nay, phần lớn các trường hợp áp xe hậu môn được điều trị bằng phương pháp kết hợp giữa nội khoa (sử dụng thuốc) và ngoại khoa (phẫu thuật dẫn lưu hoặc cắt bỏ ổ áp xe). Vậy khi...

Khám áp xe hậu môn ở đâu uy tín? Địa chỉ đáng tin cậy tại Bắc Ninh
Khám áp xe hậu môn ở đâu uy tín? Địa chỉ đáng tin cậy tại Bắc Ninh

Áp xe hậu môn là một trong những căn bệnh hậu môn - trực tràng tương đối phổ biến hiện nay. Việc khám áp xe hậu môn sẽ xác định đúng tình trạng bệnh lý của bạn và kịp thời...

Đăng ký khám