Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia nổi tiếng đến từ Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, vừa thuận tiện lại tiết kiệm. Chọn Việt Sing là sự đảm bảo cho sức khỏe của bạn!
Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên gia tại Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, thuận tiện, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe của bạn.

Bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì, có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh tốt

Bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì một trong những câu hỏi liên quan đến sức khỏe được nhiều nam giới đặt ra, đặc biệt là ở người cao tuổi. Đây là hiện tượng kích thước của tuyến tiền liệt phát triển to quá mức khiến nam giới gặp khó khăn trong khi đi tiểu. Người mắc bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày và có khả năng dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng các bác sĩ Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing tìm hiểu về bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!

1. Bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì?

Bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì?

Theo các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing giải đáp thắc mắc: Bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì – bệnh nam khoa như sau: Phì đại tiền liệt tuyến là tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, tăng kích thước của tuyến tiền liệt khi độ tuổi càng cao. Chúng chèn ép vào niệu đạo và bàng quang gây ra tình trạng rối loạn tiểu tiện: bí tiểu, tiểu khó, đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, tiểu ngập ngừng, tiểu không hết bãi và một số biến chứng khác: viêm đường tiết niệu, suy giảm chức năng thận… gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Thông thường người mắc bệnh sau 50 tuổi mới xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Bệnh sẽ ngày càng gia tăng theo độ tuổi của nam giới.

Phì đại tiền liệt tuyến thường xuất hiện ở những người đàn ông trong độ tuổi từ 45 – 75 tuổi, tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy có hơn 50% nam giới từ 60 – 70 tuổi bị phì đại tuyến tiền liệt, có thể tăng lên đến 88% ở người 80 tuổi.

Đối với căn bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt, hiện chưa có nguyên nhân gây bệnh thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi nam giới già đi chức năng sinh dục yếu dần khiến mất đi cân bằng hormone sinh dục như: giảm testosterone và tăng estrogen dẫn đến phì đại tuyến tiền liệt.

2. Biểu hiện của bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì?

Biểu hiện của bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì?

Tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt chèn ép vào niệu đạo, gây ảnh hưởng khả năng chứa, đẩy nước tiểu ra ngoài bàng quang. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, là kích thước của tuyến tiền liệt, người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác nhau từ nhẹ đến nặng. Một số biểu hiện của bệnh mà nam giới cần chú ý bao gồm:

  • Dòng tiểu yếu, không đều.
  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu đêm liên tục gây mất ngủ.
  • Đột ngột buồn đi tiểu, cần đi tiểu gấp và không nhịn được tiểu quá vài phút.
  • Tiểu khó, phải rặn mới đi tiểu được, tiểu ngắt quãng, đi tiểu yếu, đái xong vẫn còn giọt nước tiểu rỉ ra làm ướt quần.
  • Buồn đi tiểu liên tục, vừa đi xong lại có cảm giác đi chưa hết.
  • Thời gian giữa 2 lần đi tiểu ngắn lại.
  • Bí tiểu: đột ngột không đi tiểu được dù đã cố rặn hết sức khiến vùng bụng dưới bị căng tức, khó chịu phải nhập viện ngay.
  • Triệu chứng ít phổ biến: nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu có máu.

Tình trạng tiểu khó không được quyết định bởi kích thước tuyến tiền liệt mà phụ thuộc vào nhân cứng của tuyến. Vào giai đoạn đầu của bệnh, những biểu hiện không nghiêm trọng và chưa có ảnh hưởng nhiều đến người bệnh. Tuy nhiên càng để lâu, kích thước tuyến tiền liệt tăng lên chèn ép vào bàng quang khiến những triệu chứng nghiêm trọng hơn làm người bệnh không tự chủ khi đi tiểu.

3. Phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?

Phì đại tiền liệt tuyến có nguy hiểm không?

Mặc dù phì đại tiền liệt tuyến không phải là bệnh lý nguy hiểm có khả năng đe dọa tới tính mạng nhưng căn bệnh này vẫn có thể gây ra ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày và làm suy giảm chất lượng cuộc sống cùng đời sống tình dục nam giới. 

Chính vì vậy việc nắm vững thông tin bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì để có biện pháp phòng ngừa tránh biến chứng nguy hiểm.

  • Phì đại tuyến tiền liệt gây khó tiểu, tiểu không hết lâu ngày khiến bàng quang phình to ra hoặc tích tụ vi khuẩn trong bàng quang gây viêm nhiễm. Nếu không chữa trị sớm, kịp thời có thể gây ra biến chứng:
  • Bí tiểu, tiểu ra máu: Bí tiểu là tình trạng người bệnh có cảm giác không thể đi tiểu được, đau dữ dội ở bụng dưới, trong trường hợp nặng có thể bị tiểu ra máu lúc cố gắng đi tiểu.
  • Niệu đạo bị nhiễm khuẩn: nước tiểu đục, tiểu buốt.
  • Sỏi bàng quang: tình trạng nhiễm khuẩn nặng, nước tiểu bị ứ đọng trong cơ thể tạo thành sỏi làm tắc nghẽn đường tiểu. Nếu để lâu sỏi bàng quang có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn.
  • Suy thận: Các biểu hiện bao gồm nước tiểu không thoát ra được làm tăng áp lực, gây ứ nước, viêm thận, viêm bể thận có thể dẫn đến viêm cầu thận hoặc suy thận mãn tính.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì?

Phương pháp chẩn đoán bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì?

Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cho người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết cùng những triệu chứng mà người bệnh cung cấp để có thể xác định đúng tình trạng phì đại tiền liệt tuyến và đưa ra chẩn đoán chính xác.

Các phương pháp được bác sĩ chỉ định để hỗ trợ chẩn đoán bệnh:

  • Khám hậu môn trực tràng: Bác sĩ dùng ngón tay khám qua đường hậu môn để ước tính kích thước và độ cứng của tuyến tiền liệt.
  • Xét nghiệm nước tiểu: phân tích nước tiểu tìm vi khuẩn, để phân biệt với một số loại bệnh lý liên quan nhiễm trùng đường tiết niệu khác.
  • Xét nghiệm máu: đánh giá tình trạng viêm nhiễm, chức năng thận. Xét nghiệm chỉ số PSA để phân biệt ung thư tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt.
  • Siêu âm: cho thấy hình thể, kích thước và trọng lượng của tuyến tiền liệt, đo được lượng nước tiểu tồn đọng lại trong bàng quang sau khi người bệnh đã đi tiểu.
  • Nội soi bàng quang: kiểm tra tình trạng niệu đạo và bàng quang.
  • Kiểm tra niệu động học để đánh giá chức năng lưu trữ và đào thải nước tiểu của niệu đạo và bàng quang.

Nếu người bệnh có xuất hiện khối u bất thường có liên quan đến phì đại tiền liệt tuyến, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết để phân tích.

5. Các cách điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả

Các cách điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả

Trong từng trường hợp của bệnh với mức độ và triệu chứng khác nhau, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện có 2 phương pháp phổ biến để điều trị tăng sinh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt hiệu quả là điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc) và điều trị ngoại khoa.

Sử dụng thuốc chỉ định điều trị phì đại tiền liệt tuyến

Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thuốc điều trị bệnh này với các loại thuốc như:

  • Thuốc chặn alpha – 1 (nhóm thuốc làm giãn cơ bàng quang và tuyến tiền liệt) để làm giảm tình trạng tắc nghẽn ở niệu đạo, đi tiểu dễ hơn: Doxazosin, Prazosin, Terazosin, Alfuzosin…. Phải dùng kiên trì nhiều ngày hoặc vài tuần thuốc mới có hiệu quả.
  • Thuốc giảm hormone (thuốc ức chế 5 alpha – reductase): thường sử dụng thuốc Dutasteride và Finasteride để hạn chế sự sản xuất của Dihydrotestosterone – chất tích tụ trong tuyến tiền liệt khi tuyến bị phì đại.
  • Nhóm thuốc kháng Muscarinic: Oxybutynin ER, Solifenacin có tác dụng giãn cơ trơn, điều trị bàng quang tăng hoạt.
  • Thuốc ức chế phosphodiesterase-5: thường sử dụng Tadalafil để điều trị rối loạn cương dương. Hiện có thể sử dụng để làm thuyên giảm những triệu chứng của đường tiết niệu.
  • Thuốc kháng sinh: cải thiện các triệu chứng của bệnh trong trường hợp tuyến tiền liệt bị viêm, còn trong trường hợp không viêm thì cũng không hiệu quả.
  • Kết hợp các loại thảo dược: sử dụng thục địa hoàng, hoài sơn, phục linh, đan bì, trạch tả, xa tiền tử… để điều trị phì đại tuyến tiền liệt.

Lưu ý: Người bệnh nên kể với bác sĩ về những loại thuốc mà mình đang sử dụng, có dị ứng với loại thành phần thuốc nào không. Nếu có loại thuốc ảnh hưởng đến tình trạng rối loạn tiểu tiện thì bác sĩ sẽ có điều chỉnh thích hợp.

Các phương pháp điều trị ngoại khoa

Nếu việc điều trị bằng thuốc không đạt được hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số thủ thuật không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu để giải giải quyết phì đại tuyến tiền liệt.

  • Phẫu thuật mở: đối với trường hợp người bị phì đại tuyến tiền liệt có trọng lượng lớn hơn 70g, các bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng và chỉ định loại bỏ thông qua vết mổ trên cơ thể.
  • Cắt bỏ tuyến tiền liệt qua đường nội soi (TURP): thường được áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn 2. Phương pháp này ít xâm lấn, vết thương nhanh lành, người bệnh có thể sớm đi tiểu bình thường.
  • Phẫu thuật rạch tuyến tiền liệt qua niệu đạo (TUIP): chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp này khi người bệnh có tuyến tiền liệt nhỏ hoặc đang mắc các vấn đề sức khỏe khác không thể thực hiện phẫu thuật. bác sĩ sử dụng ống nội soi đưa vào niệu đạo, cắt 1 hoặc 2 đường nhỏ ở cổ bàng quang, giúp nước tiểu lưu thông trong niệu đạo dễ dàng hơn.
  • Phẫu thuật bằng laser: thường được bác sĩ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc chống đông máu. Đối với phương pháp này sử dụng năng lượng cao ở tia laser để phá hủy những mô tuyến tiền liệt phát triển bất thường. Liệu pháp này có thể giúp cải thiện triệu chứng phì đại tiền liệt tuyến ngay lập tức.

6. Những điều cần lưu ý sau khi điều trị phì đại tiền liệt tuyến

Những điều cần lưu ý sau khi điều trị phì đại tiền liệt tuyến

Sau khi xác định bệnh phì đại tuyến tiền liệt là gì cũng như điều trị phì đại tuyến tiền liệt hiệu quả, người bệnh cần kiểm soát tốt sức khỏe của mình để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn. Nam giới nên chú ý những điều sau:

  • Hạn chế sử dụng các loại thức uống vào buổi tối
  • Hạn chế thực phẩm chứa chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê, món cay nóng….
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
  • Tránh nhịn tiểu, nên đi tiểu đều đặn
  • Thường xuyên tập thể dục với cường độ nhẹ
  • Nam giới nên kiêng quan hệ tình dục ít là 3 tháng sau khi điều trị
  • Sau 3 tháng cần quay trở lại tái khám.

Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng nghi ngờ bệnh phì đại tiền liệt tuyến hoặc vấn còn thắc mắc bệnh phì đại tiền liệt tuyến là gì thì có thể liên hệ qua Hotline 0222.730.2022 để được tư vấn từ bác sĩ hoặc đặt lịch hẹn khám sớm. Mặc dù là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng để lâu sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bản thân và gây phức tạp và tốn kém hơn trong quá trình điều trị.

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (100 votes)
Bài viết liên quan
Chuyên gia bật mí 3 triệu chứng rối loạn cương dương nam giới nên biết!
Chuyên gia bật mí 3 triệu chứng rối loạn cương dương nam giới nên biết!

Nội dung chính 1. 3 Triệu chứng rối loạn cương dương nam giới nên biết là gì?2. Đối tượng nào có nguy cơ mắc rối loạn cương dương?3. Cách khắc phục 03 triệu chứng rối loạn cương dương ở nam...

Địa chỉ chữa rối loạn cương dương an toàn hiện nay
Địa chỉ chữa rối loạn cương dương an toàn hiện nay

Nội dung chính 1. Nguyên nhân khiến nam giới mắc rối loạn cương dương2. Rối loạn cương dương không chữa sớm ảnh hưởng thế nào?3. Nên chữa rối loạn cương dương ở đâu?Địa chỉ chữa rối loạn cương dương uy...

[Chia sẻ] Chữa rối loạn cương dương bằng phương pháp nào
[Chia sẻ] Chữa rối loạn cương dương bằng phương pháp nào

Nội dung chính 1. Rối loạn cương dương ảnh hưởng thế nào tới nam giới?2. Phương pháp chữa rối loạn cương dương hiện nay3. Lưu ý khi chữa rối loạn cương dương cần ghi nhớChữa rối loạn cương dương bằng...

Đăng ký khám