Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia nổi tiếng đến từ Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, vừa thuận tiện lại tiết kiệm. Chọn Việt Sing là sự đảm bảo cho sức khỏe của bạn!
Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên gia tại Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, thuận tiện, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe của bạn.

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? 4 con đường bạn cần tránh

Sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến do virus HPV gây ra và lây lan nhanh chóng qua nhiều con đường khác nhau. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?, ai sẽ có cũng cơ mắc bệnh cao?. Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh và biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

1. Tổng quan về bệnh sùi mào gà hiện nay

Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) phổ biến nhất hiện nay.  Đây là loại virus có đặc tính gây u nhú ở người, hình thành các nốt sùi nhỏ, mềm ở bộ phận sinh dục, hậu môn, miệng, họng và các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Nguyên nhân chính do virus Human Papilloma Virus (HPV) gây ra, chủ yếu là các chủng HPV 6 và HPV 11 ( 90% các ca sùi mào gà.). Đáng chú ý, biến chủng HPV 16 và 18 là biến chủng có nguy hiểm liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư cổ tử cung, dương vật, âm hộ, âm đạo, hậu môn và vùng hầu họng.

Bệnh thường phát triển âm thầm, có thời gian ủ bệnh khá dài, trung bình từ 2 – 9 tháng tùy cơ địa mỗi người. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể không có triệu chứng rõ ràng, nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác. 

Tổng quan về bệnh sùi mào gà hiện nay

Tổng quan về bệnh sùi mào gà hiện nay

Xem thêm: Thời gian ủ bệnh sùi mào gà là bao lâu? Phát triển như thế nào?

2. Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?

Sùi mào gà là căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao, ngay cả khi người mắc không xuất hiện triệu chứng vẫn có thể truyền virus cho người khác. Do đó, thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất hiện nay là: Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Bác sĩ Nguyễn Văn Trường – chuyên gia Nam học tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing, người có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lây qua đường tình dục chia sẻ.

2.1. Quan hệ tình dục không an toàn (âm đạo, hậu môn, miệng)

Đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất khi chiếm đến hơn 90% ca mắc bệnh. Việc quan hệ tình dục không an toàn như không dùng bao cao su với người đang mang virus HPV sẽ tạo điều kiện để virus xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xước nhỏ ở cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc miệng.

Virus có thể lây truyền qua tất cả các hình thức quan hệ tình dục, bao gồm quan hệ qua âm đạo, qua hậu môn và qua miệng.

Đặc biệt, sùi mào gà vẫn có thể lây qua các hình thức quan hệ không xâm nhập như tiếp xúc bộ phận sinh dục ngoài, thủ dâm cho nhau nếu có tổn thương da hoặc tiếp xúc với dịch tiết.

2.2. Lây từ mẹ sang con khi sinh thường

Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm sùi mào gà có thể truyền bệnh cho con trong quá trình sinh nở, đặc biệt là khi sinh thường. Trẻ sơ sinh có thể mắc sùi mào gà ở mắt, miệng, thanh quản hoặc đường hô hấp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Trong một số trường hợp hiếm, nếu mụn sùi phát triển quá lớn ở âm hộ hoặc âm đạo, người mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ để giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ.

2.3. Dùng chung đồ cá nhân (khăn, dao cạo, bàn chải)

Virus HPV có thể tồn tại ngoài môi trường trong thời gian ngắn, vì vậy việc dùng chung các vật dụng cá nhân như khăn tắm, đồ lót, dao cạo râu, bồn cầu công cộng không được vệ sinh kỹ không may có chứa dịch tiết của người bệnh cũng có thể trở thành nguồn lây nhiễm sùi mào gà. Tuy nhiên, con đường lây nhiễm này thường ít gặp hơn so với quan hệ tình dục thông thường.

2.4. Tiếp xúc với vết thương hở có virus HPV

Nhiều người quan tâm đến bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? thường khá thắc mắc không biết bệnh có lây qua đường máu và vết thương hở không? Và câu trả lời là có dù khá hiếm gặp. Việc tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, hoặc vùng da bị trầy xước của người nhiễm HPV đều có thể lây truyền virus HPV. Đặc biệt, con đường này sẽ dễ lây lan hơn với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc da có vết thương hở.

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?

3. Ai là người có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà?

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Có thể thấy giống bao bệnh xã hội khác. Sùi mào gà lây khi người bệnh quan hệ, hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bị sùi mào gà. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng nhất định sẽ có nguy cơ mắc cao hơn do lối sống, thói quen sinh hoạt phải kể đến như:

  • Người thường xuyên quan hệ tình dục không dùng bao cao su, quan hệ với nhiều bạn tình
  • Người hành nghề mại dâm hoặc thường xuyên mua dâm 
  • Người có hệ miễn dịch yếu hoặc từng mắc các bệnh xã hội khác như HIV/ AIDS, lậu sẽ có khả năng kháng lại virus HPV kém hơn
  • Người thường xuyên quan hệ tình dục nhưng chưa tiêm vắc xin phòng ngừa HPV
  • Thanh thiếu niên và trẻ vị thành niên trong độ tuổi dậy thì có xu hướng khám phá, tò mò về tình dục nhưng lại thiếu kiến thức giới tính
Ai là người có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà?

Ai là người có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà?

4. Sùi mào gà biểu hiện ban đầu như thế nào?

Sau khi hiểu rõ “bệnh sùi mào gà lây qua đường nào”,  bạn cũng nên tìm hiểu kỹ các dấu hiệu đặc trưng để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Tùy thuộc vào thời gian nhiễm bệnh, hệ miễn dịch của từng người và vị trí tổn thương, triệu chứng của sùi mào gà có thể biểu hiện khác nhau ở mỗi trường hợp:

  • Nam giới: Sùi mào gà thường xuất hiện tại đầu hoặc thân dương vật, bìu tinh hoàn hoặc quanh hậu môn.
  • Nữ giới: Biểu hiện thường xuất hiện ở âm vật, môi lớn, môi bé, thậm chí bao phủ toàn bộ vùng kín, lan đến nếp gấp bẹn, hậu môn và vùng mông.

Ngoài xuất hiện ở cơ quan sinh dục, các nốt sùi cũng có thể xuất hiện ở quanh khu vực hậu môn, miệng nếu người bệnh có thói quen quan hệ tình dục qua ngả hậu môn hoặc đường miệng. Quan sát bằng mắt thường, người bệnh có thể thấy các nốt sùi màu hồng nhạt, màu da hoặc xám, nhô cao trên bề mặt da.

Việc phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm bệnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và hạn chế lây lan. Nếu có nghi ngờ, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và làm xét nghiệm cần thiết.

Sùi mào gà biểu hiện ban đầu như thế nào?

Sùi mào gà biểu hiện ban đầu như thế nào?

Xem thêm: 23+ Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu tại các vị trí thường gặp

5. Biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà hiệu quả

Thay vì chờ đến khi mắc bệnh mới tìm cách điều trị, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bệnh sùi mào gà bằng các biện pháp đơn giản sau:

5.1 Tiêm vaccine HPV

Theo nghiên cứu, vaccine HPV giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại các chủng virus HPV gây sùi mào gà, đặc biệt là HPV-6 và HPV-11 (chiếm đến 90% trường hợp mắc bệnh). Do đó, tiêm vaccine HPV là biện pháp phòng ngừa an toàn, hiệu quả nhất.

Theo khuyến nghị, thời điểm tiêm phòng tốt nhất là trước khi có quan hệ tình dục lần đầu (thường từ 9 – 26 tuổi), tuy nhiên người đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm sau khi sàng lọc theo chỉ định của bác sĩ.

5.2 Cải thiện chế độ ăn đủ dưỡng chất

Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể giúp cơ thể chống chọi cũng như loại bỏ virus HPV một cách tự nhiên. Do đó, hãy chủ động xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu các chất như vitamin A, C, E, kẽm, selen cũng như các loại chất xơ, rau xanh, trái cây,…

Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, thực phẩm chế biến sẵn bởi đây là các tác nhân làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn.

5.3 Biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn là nguồn lây chủ yếu của bệnh sùi mào gà. Do đó, hãy áp dụng một số biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục bao gồm:

  • Sử dụng bao cao su trong mọi hình thức quan hệ (âm đạo, hậu môn, miệng) để giảm nguy cơ lây nhiễm virus HPV.
  • Không quan hệ bừa bãi, không thủ dâm chung đồ chơi tình dục, không quan hệ với người có dấu hiệu bất thường ở vùng kín.
  • Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục trước – sau khi quan hệ.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và kịp thời xử lý nếu có dấu hiệu nhiễm HPV. 
Biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà hiệu quả

Câu hỏi thường gặp về sùi mào gà

Một số câu hỏi về bệnh sùi mào gà và giải đáp từ bác sĩ:

  • Sùi mào gà có lây qua hôn không?  

Có thể, nếu có vết loét miệng hoặc quan hệ bằng miệng với người nhiễm HPV.

  • Dùng bao cao su có phòng bệnh hoàn toàn?

Không 100%, vì virus có thể lây qua vùng da không được bảo vệ.

  • Sùi mào gà có tự khỏi không?

Không. Virus HPV vẫn tồn tại và cần điều trị đúng cách.

  • Bao lâu sau khi lây mới xuất hiện triệu chứng?

Thông thường 2–9 tháng tùy cơ địa và mức độ miễn dịch.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Nếu vẫn còn các thắc mắc xoay quanh bệnh lý này, hãy nhanh chóng liên hệ ngay đến phòng khám quốc tế Việt Sing hotline 0222.730.2022 hoặc chat trực tiếp TẠI ĐÂY để được bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ kịp thời. Cam kết đem đến cho bạn trải nghiệm y tế chuyên nghiệp, nhanh chóng và đáng tin cậy.

5/5 - (12 votes)
Bài viết liên quan
Dấu hiệu điển hình sùi mào gà giai đoạn đầu & Cách điều trị hiệu quả
Dấu hiệu điển hình sùi mào gà giai đoạn đầu & Cách điều trị hiệu quả

Sùi mào gà giai đoạn đầu là thời điểm "vàng" để điều trị hiệu quả. Nếu bỏ lỡ giai đoạn này, sùi mào gà có thể tiến triển phức tạp hơn, gây khó khăn trong điều trị và tiềm ẩn...

23+ Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu tại các vị trí thường gặp
23+ Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu tại các vị trí thường gặp

Sùi mào gà là một bệnh xã hội dễ lây truyền, có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, Tuy nhiên, hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu lại thường mờ nhạt, dễ bị bỏ...

Sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu – Nhận biết thế nào?
Sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu – Nhận biết thế nào?

Sùi mào gà ở nam giới hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm và phòng ngừa biến chứng nếu được phát hiện sớm. Vậy làm thế nào để nhận biết sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu...

Đăng ký khám