Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia nổi tiếng đến từ Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, vừa thuận tiện lại tiết kiệm. Chọn Việt Sing là sự đảm bảo cho sức khỏe của bạn!
Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên gia tại Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, thuận tiện, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe của bạn.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em và những vấn đề cha mẹ cần lưu ý

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng xảy ra rất phổ biến và có khá nhiều cha mẹ thường chủ quan đối với tình trạng này. Tuy nhiên ở nhiều trẻ lại thấy xuất hiện các dấu hiệu viêm nhiễm, sưng đỏ hết sức nghiêm trọng mà chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm lưu ý để từ có có hướng điều trị kịp thời tránh gây ra những hậu quả làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sự phát triển sau này của trẻ. Bài viết chia sẻ dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ em bị hẹp bao quy đầu một cách cụ thể như sau. Hãy cùng Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Hẹp bao quy đầu ở trẻ em – khái niệm chung về bệnh?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em - khái niệm chung về bệnh?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em ( bệnh nam khoa ) là khi phần da bao quy đầu không thể kéo tuột xuống, hoặc nếu có tuột xuống được thì chỉ lộ được một phần nhỏ, sau đó rất khó kéo lên trở lại như bình thường. Sự bất thường tại dương vật của trẻ khiến trẻ cảm thấy đau buốt và gặp khó khăn khi đi tiểu. Chính điều này khiến nước tiểu không thể thoát ra tích tụ và bám ở các kẽ bao quy đầu lâu ngày dẫn tới viêm nhiễm.

Theo như chuyên gia cho biết đa số các bé trai đều có nguy cơ bị hẹp bao quy đầu khi mới sinh, bởi khi mới sinh phần đầu dương vật và bao quy đầu chưa có sự phân tách rõ ràng. Tình trạng này sẽ có khả năng tự hết khi trẻ được hơn 5 tuổi.

Đối với những trẻ đã trên 5 tuổi nhưng vẫn gặp phải tình trạng này, phần bao quy đầu vẫn khó tuột xuống, việc đi tiểu vẫn gặp nhiều khó khăn kèm theo nhiều triệu chứng như sưng đau, viêm nhiễm đầu dương vật thì cần tới những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám ngay.

Hẹp bao quy đầu được chia thành 2 loại theo tình trạng, là hẹp bao quy đầu do sinh lý và hẹp bao quy đầu do bệnh lý. Hẹp bao quy đầu sinh lý là từ khi trẻ sinh ra đã gặp phải tình trạng này tuy nhiên cha mẹ không cần phải quá lo lắng vì nó sẽ cải thiện dần khi trẻ lớn lên. Đối với hẹp bao quy đầu bệnh lý sẽ cần phải được tiến hành điều trị càng sớm càng tốt.

2. Cha mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu?

Cha mẹ cần lưu ý những gì khi trẻ bị hẹp bao quy đầu?

Khi nhận thấy tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ em cha mẹ cũng cần phải lưu ý đến một số những vấn đề trong cách chăm sóc trẻ để ngăn ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm như sau:

  • Đối với trẻ sơ sinh còn cần phải dùng tã bỉm thì cần phải thay tã/ bỉm thường xuyên tránh gây hăm hay gây kích ứng tại cơ quan sinh dục, vệ sinh sạch sẽ trong mỗi lần thay tã.
  • Không cố gắng kéo hay tuột mạnh phần bao quy đầu vì sẽ gây nguy cơ bị rách, chảy máu hay xơ hóa.Thay vào đó chỉ dùng tay nhẹ nhàng tuột bao quy đầu để vệ sinh, rửa và lau khô. Sau đó thì kéo phần bao quy đầu quay lại trạng thái như ban đầu bao phủ đầu “ cậu nhỏ” tránh gây nghẹt bao quy đầu.
  • Hãy hướng dẫn trẻ cách vệ sinh khi trẻ lớn hơn.

3. Biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng hẹp bao quy đầu

Biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em sẽ tự trở lại bình thường khi trẻ được 1 tuổi, đa số bao quy đầu sẽ tự tuột được khi trẻ 4 tuổi hoặc cũng có thể khi trẻ đến tuổi dậy thì ( số ít ). Tuy nhiên nếu hiện tượng này gây ra những ảnh hưởng tới với trẻ như khiến trẻ bị đau đớn, khó chịu thì cha mẹ hãy bình tĩnh và có thể tham khảo bằng một số những giải pháp như sau đây:

Kéo bao da quy đầu

Hẹp bao quy đầu sinh lý ở trẻ nhỏ cha mẹ có thể thực hiện kéo bao da quy đầu cho trẻ tại nhà dựa trên các bước như sau:

  • Sử dụng chất bôi trơn thoa lên dương vật của trẻ
  • Lấy tay kéo nhẹ nhàng phần da quy đầu về phía trước càng xa càng tốt, nhiều lần
  • Kéo ngược bao quy đầu từ từ về phía sau trong vài phút. Mỗi thao tác đều phải được đảm bảo nhẹ nhàng hạn chế gây tổn thương hay gây đau cho trẻ.

Kiên trì thực hiện trong 1 đến 2 tháng và mỗi ngày thực hiện đều đặn 2 – 3 lần cha mẹ có thể sẽ thấy tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ được cải thiện. Nếu không thấy được sự cải thiện rõ rệt thì cần sử dụng đến giải pháp khác.

Sử dụng thuốc bôi hẹp bao quy đầu 

Thuốc bôi hẹp bao quy đầu cha mẹ chỉ được sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Đa số loại thuốc môi đó là thuốc mỡ với công dụng làm căng da để dễ kéo căng da quy đầu. Sau đó đều thực hiện đúng như quy trình kéo bao da quy đầu đã chia sẻ trên đây

Nong bao quy đầu

Nong bao quy đầu là một tiểu phẫu được áp dụng cho trẻ bị hẹp bao quy đầu khá hiệu quả. Kỹ thuật này được thực hiện khá nhanh gọn và đơn giản tuy nhiên sau đó cha mẹ cần theo dõi cũng như chăm sóc trẻ cẩn thận hơn để tránh khiến trẻ bị chảy máu hay đau tại phần quy đầu.

Cắt bao quy đầu

Cắt bao quy đầu là giải pháp cuối cùng tuy nhiên thông thường giải pháp này chỉ áp dụng với những trẻ đã lớn và áp dụng những phương pháp trên đây không mang lại hiệu quả.

Đối với người lớn khi bị hẹp bao quy đầu giải pháp cắt bao quy đầu có thể là giải pháp tối ưu tuy nhiên đối với trẻ nhỏ khi mọi thứ còn khá nhạy cảm thì cha mẹ cần phải cân nhắc hơn đối với việc điều trị bằng cách nào tốt . Việc chỉ định cắt bao quy đầu thường chỉ được áp dụng đối với các trường hợp như:

  • Trẻ trên 5 tuổi nhưng chưa tuột được bao quy đầu
  • Bị hẹp bao quy đầu do bệnh lý
  • Viêm bao quy đầu, điều trị bằng thuốc không khỏi
  • Nghẹt bao quy đầu
  • Hẹp bao quy đầu gây nhiễm trùng tiểu tái phát.

Cảnh báo triệu chứng hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu ở trẻ em có thể là hiện tượng sinh lý bình thường tuy nhiên cũng có thể là lời cảnh báo của một bệnh lý nguy hiểm và nếu không được khắc phục sớm, trẻ có thể phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng. Lúc này cha mẹ có thể nhận thấy qua những dấu hiệu điển hình sau đây:

  • Trẻ đi tiểu khó, có cảm giác phải rặn khiến bao quy đầu phồng lên khi tiểu, tia tiểu bắn xa.
  • Quấy khóc và đỏ mặt mỗi khi rặn tiểu.
  • Sưng, ngứa ngáy và tấy đỏ phần bao quy đầu.
  • Nước tiểu có màu đục, mùi hôi, hay đưa tay lên bộ phận sinh dục.

Riêng đối với tình trạng hẹp bao quy đầu bệnh lý, viêm bao quy đầu, dương vật của trẻ bị sưng đỏ chảy mủ, chảy dịch bất thường, khó tiểu, cơ thể sốt cao cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám ngay và lắng nghe sự tư vấn cụ thể của bác sĩ để có cách điều trị phù hợp hiệu quả .

4. Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?

Rất nhiều nam giới bị hẹp bao quy đầu nhưng không phải nam giới nào cũng xác định được được mức độ nguy hiểm của tình trạng này.

Các biến chứng, tác hại của bao quy đầu hẹp bạn có thể sẽ phải đối mặt như

  • Khó vệ sinh cơ quan sinh dục: trẻ bị hẹp bao quy đầu sẽ khó vệ sinh hơn bình thường, sau mỗi lần đi tiểu sẽ không lộn được da bao quy đầu để vệ sinh, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ẩn, sinh sôi và phát triển. 
  • Nguy cơ bị viêm nhiễm nam khoa: Do nước tiểu tích tụ lâu ngày ở da bao quy đầu nên gặp khó khăn khi vệ sinh. Lúc này trẻ sẽ có nguy cơ bị mắc các bệnh viêm bao quy đầu, viêm quy đầu… thậm chí nếu tình trạng viêm nhiễm nặng có thể lây nhiễm ngược dòng gây viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt nặng là ung thư dương vật. 
  • Khó tiểu tiện: Phần bao quy đầu hẹp sẽ khiến niệu đạo cũng bị chít hẹp nhỏ hơn do đó sẽ khiến trẻ bị khó tiểu, phải rặn mạnh, đi tiểu buốt, tiểu nhiều lần. 

Hẹp bao quy đầu gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí sẽ khiến nam giới có thể bị ung thư dương vật nếu viêm nhiễm kéo dài mà không được chữa trị dứt điểm. Do đó, cách tốt là bạn nên thăm khám, tư vấn các bác sĩ chuyên khoa sớm. 

Trên đây là những chia sẻ xoay quanh về vấn đề hẹp bao quy đầu ở trẻ em, hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích đối với bạn đọc đặc biệt đối với những bậc làm cha làm mẹ hiện nay. Cần được hỗ trợ giải đáp những thông tin liên quan bạn có thể gọi đến số điện thoại của phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing 0222.730.2022.

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (100 votes)
Bài viết liên quan
Loạt hình ảnh cắt bao quy đầu nam giới theo từng giai đoạn 
Loạt hình ảnh cắt bao quy đầu nam giới theo từng giai đoạn 

Nội dung chính 1. Những lợi ích khi cắt bao quy đầu2. Loạt hình ảnh cắt bao quy đầu qua từng giai đoạn3. Những lưu ý khi thực hiện cắt bao quy đầuHình ảnh cắt bao quy đầu ở nam...

Cắt bao quy đầu sau 10 ngày đã lành chưa? Những lưu ý sau cắt bao quy đầu
Cắt bao quy đầu sau 10 ngày đã lành chưa? Những lưu ý sau cắt bao quy đầu

Nội dung chính 1. Nam giới tại sao cần cắt bao quy đầu?2. Cắt bao quy đầu sau 10 ngày đã lành hay chưa?3. Cách nhận biết tình trạng tốt sau khi cắt bao quy đầu4. Những điều cần lưu...

Sẹo sau khi cắt bao quy đầu làm sao để phòng tránh?
Sẹo sau khi cắt bao quy đầu làm sao để phòng tránh?

Nội dung chính 1. Sẹo sau cắt bao quy đầu nên hiểu sao cho đúng?2. Sẹo sau khi cắt bao quy đầu liệu có gây ảnh hưởng gì không?3. Nên thực hiện cắt bao quy đầu ở đâu Bắc Ninh...

Đăng ký khám