

Mổ áp xe hậu môn có tái phát không? Nguyên nhân & Dấu hiệu nhận biết
Áp xe hậu môn là một trong những bệnh lý hậu môn – trực tràng phổ biến, gây ra tình trạng sưng đau, chảy mủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo lắng hơn cả là: áp xe hậu môn có tái phát không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết, đồng thời chỉ rõ nguyên nhân gây tái phát và cách phòng tránh hiệu quả sau khi phẫu thuật.
Áp xe hậu môn có tái phát sau khi mổ không
Áp xe hậu môn là các ổ mủ chứa dịch viêm dưới da. Ổ mủ này thường nằm ở các vị trí như: dưới da hậu môn, dưới niêm mạc ống hậu môn, trong cơ nâng hậu môn…
Nhiều bệnh nhân khi mắc áp xe hậu môn thường tự đặt ra câu hỏi sau mổ áp xe hậu môn có tái phát không? Câu trả lời là áp xe hậu môn hoàn toàn có thể tái phát với tỷ lệ tái khoảng 10-20%, và có thể tái phát thành rò hậu môn, thậm chí nhiều lần nếu không được điều trị đúng cách hoặc chăm sóc sau điều trị không đảm bảo.
Áp xe hậu môn tái đi tái lại không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ chuyển thành rò hậu môn mãn tính, đòi hỏi điều trị phức tạp và tốn kém hơn nhiều.
Áp xe hậu môn có tái phát sau khi mổ không
Nguyên nhân tái phát áp xe hậu môn do đâu?
Như câu trả lời cho câu hỏi áp xe hậu môn có tái phát không phía trên, tình trạng áp xe hậu môn là bệnh lý có thể tái phát, ngay cả sau khi đã điều trị. Tình trạng tái phát thường liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, cả về phương pháp điều trị lẫn thói quen sinh hoạt.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến áp xe hậu môn dễ tái phát:
- Điều trị không triệt để ngay từ đầu: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu người bệnh chỉ được dẫn lưu mủ mà không xử lý tận gốc ổ viêm hoặc đường rò hậu môn tiềm ẩn, vi khuẩn vẫn còn tồn tại và tiếp tục gây nhiễm trùng trở lại.
- Vệ sinh hậu môn không đúng cách: Vùng hậu môn là nơi dễ tích tụ vi khuẩn nếu không được vệ sinh sạch sẽ sau đại tiện. Rửa không đúng cách, dùng giấy vệ sinh thô ráp hoặc mặc đồ lót ẩm ướt đều làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, đặc biệt ở người bệnh có vết thương sau mổ chưa lành hẳn.
- Cơ địa yếu hoặc mắc các bệnh lý nền: Người bị tiểu đường, viêm loét đại tràng, suy giảm miễn dịch thường có khả năng hồi phục kém hơn người bình thường, dễ bị vi khuẩn tấn công lại. Với những người này, ổ mủ có thể hình thành lại nhanh chóng sau điều trị.
- Điều trị tại cơ sở y tế không chuyên: Việc khám chữa tại các cơ sở y tế kém chất lượng có thể dẫn đến chẩn đoán sai, bỏ sót đường rò hoặc điều trị chưa đúng kỹ thuật, từ đó tạo điều kiện cho ổ viêm phát triển lại.
Nguyên nhân tái phát áp xe hậu môn do đâu?
Dấu hiệu tái phát áp xe hậu môn
Sau khi điều trị áp xe hậu môn, nếu xuất hiện các dấu hiệu dưới đây thì khả năng cao người bệnh đã bị áp xe hậu môn tái phát:
- Người bệnh cảm thấy căng tức, đau nhói, sưng đỏ vùng da quanh hậu môn, nhất là khi ngồi, đi lại hoặc đại tiện.
- Khi sờ vào vùng hậu môn có thể thấy một khối cứng nhỏ, nóng, đau khi ấn.
- Dịch mủ rỉ ra liên tục từ một lỗ nhỏ gần hậu môn, dịch mủ hôi tanh, màu vàng hoặc xanh.
- Có thể sốt nhẹ, mệt mỏi và có cảm giác ớn lạnh.
- Cảm giác ngứa râm ran, châm chích hoặc nóng rát ở vùng hậu môn
Làm sao để hạn chế áp xe hậu môn tái phát?
Thông qua các nguyên nhân khiến áp xe hậu môn tái phát kể trên, các chuyên gia khuyến nghị rằng cần kết hợp giữa điều trị, vệ sinh khoa học và lối sống lành mạnh để hạn chế tình trạng này tái phát.
Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hiệu quả do chuyên gia chia sẻ dưới đây:
Điều trị bằng biện pháp phù hợp
Thay vì điều trị qua loa bằng thuốc hay chỉ dẫn lưu dịch mủ, người bệnh hãy chủ động thăm khám, điều trị tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được chỉ định phác đồ phù hợp ngay từ đầu.
Tại Đa khoa Quốc tế Việt Sing, phòng khám hiện đang áp dụng điều trị áp xe hậu môn bằng sóng cao tần ITC hiện đại kết hợp với thiết bị soi hậu môn. Với công nghệ ITC, người bệnh sẽ không cần lo lắng áp xe hậu môn có tái phát không nhờ những ưu điểm sau:
- Soi hậu môn: giúp bác sĩ quan sát sâu vào bên trong hậu môn nhằm phát hiện các ổ viêm nhiễm một cách chính xác nhất
- Sóng cao tần ITC: Là công nghệ điều trị hiện đại sử dụng nhiệt năng từ sóng cao tần tác động trực tiếp vào ổ áp xe, giúp làm sạch triệt để ổ mủ và mô viêm nhiễm mà không xâm lấn đến mô lành từ đó hạn chế tái phát.
Giữ vệ sinh hậu môn đúng cách
Hậu môn là khu vực thường xuyên tiếp xúc với chất thải, độ ẩm cao và dễ bị vi khuẩn tấn công. Do đó, nếu vệ sinh không đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập trở lại vào các tuyến hậu môn, gây viêm nhiễm và tái phát áp xe. Do đó, để hạn chế áp xe hậu môn tái phát, người bệnh cần:
- Lau rửa hậu môn nhẹ nhàng bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý
- Dùng khăn mềm để lau khô hậu môn, hạn chế để hậu môn ẩm ướt tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển
- Hạn chế mặc quần bó sát, ẩm ướt, nên ưu tiên chất liệu cotton, thấm hút tốt để hậu môn được khô thoáng
Xây dựng chế độ ăn, lối sống lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng, lối sống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và hạn chế tái phát áp xe hậu môn. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngừa táo bón mà còn giảm áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng, từ đó hạn chế nguy cơ viêm nhiễm trở lại. Người bệnh có thể:
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, rau củ
- Uống đủ từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ tiêu hóa và thải độc hiệu quả
- Dành khoảng 30p mỗi ngày để thực hiện các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như yoga, bơi lội,…để kích thích lưu thông máu cũng như tăng cường sức khỏe
Thăm khám định kỳ
Sau khi điều trị áp xe hậu môn, nhiều người thường chủ quan, cho rằng hết mủ là đã khỏi hẳn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy áp xe hậu môn có nguy cơ tái phát rất cao nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời các biến chứng tiềm ẩn như đường rò hậu môn. Chính vì vậy, thăm khám định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần sau khi điều trị là việc làm cần thiết để tầm soát sớm các biến chứng tiềm ẩn làm tăng nguy cơ tái phát áp xe hậu môn.
Làm sao để hạn chế áp xe hậu môn tái phát?
Toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi áp xe hậu môn có tái phát không đã được chia sẻ chi tiết trong bài. Nếu nghi ngờ mắc áp xe hậu môn và cần được tư vấn điều trị triệt để từ sớm, vui lòng liên hệ hotline 0222.730.2022 để được chuyên gia tại Đa khoa Quốc tế Việt Sing hỗ trợ.