Rối loạn kinh nguyệt hậu covid có nguy hiểm không ?
Rối loạn kinh nguyệt hậu covid là tình trạng diễn ra phổ biến ở chị em phụ nữ sau khi nhiễm virus corona. Vậy triệu chứng nhận biết của rối loạn chu kỳ hậu covid là gì, có nguy hiểm không? Hãy cùng theo dõi bài viết ngày hôm nay để có câu trả lời nhé!
Tìm hiểu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt hậu covid
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt hậu covid không hề hiếm gặp ở chị em phụ nữ nhưng để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này thì chưa có lời giải thích chính xác nào. Nhiều nghiên cứu cho rằng một số yếu tố dưới đây có thể được cho là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt hậu covid:
1. Ảnh hưởng của virus SARS-CoV-2 lên hệ thống miễn dịch
Virus SARS-CoV-2 có thể tấn công và gây tổn thương các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả các tế bào sản xuất hormone. Điều này có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là estrogen và progesterone, gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra, hệ thống miễn dịch khi chống lại virus cũng có thể nhầm lẫn và tấn công các tế bào khỏe mạnh, bao gồm cả các tế bào liên quan đến hệ thống sinh sản, dẫn đến rối loạn chức năng buồng trứng và tử cung.
2. Tình trạng căng thẳng và lo lắng do nhiễm virus
Covid-19 gây ra nhiều căng thẳng, lo lắng và bất an cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ. Căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm gián đoạn quá trình sản xuất hormone, dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
3. Thay đổi lối sống trong thời kỳ mắc Covid
Các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế đi lại và làm việc tại nhà trong thời gian đại dịch có thể dẫn đến thay đổi lối sống, bao gồm chế độ ăn uống, tập luyện và ngủ nghỉ không đều đặn. Những thay đổi này có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, thiếu hụt vitamin D do hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể góp phần làm gia tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt.
4. Các tác dụng phụ của thuốc, vacxin ngừa Covid
Một số loại thuốc điều trị Covid-19, vacxin có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết tố và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt hậu covid là gì?
Rối loạn kinh nguyệt hậu covid cũng có các biểu hiện tương tự như rối loạn chu kỳ kinh do các nguyên nhân khác gây ra bao gồm: rối loạn nội tiết tố, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, căng thẳng kéo dài,…
Các triệu chứng nhận biết của trường hợp này như sau:
- Chu kỳ kinh nguyệt có thể ngắn hoặc dài hơn bình thường và có thể đến sớm hoặc muộn hơn dự kiến. Một số trường hợp có thể không có kinh nguyệt kéo dài nhiều tháng được gọi là vô kinh
- Lượng máu kinh trong mỗi kỳ kinh quá nhiều, thường phải thay băng vệ sinh tối thiểu 1 lần/ giờ hoặc quá ít, đôi khi là chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt
- Đau bụng kinh dữ dội, cơn đau lan ra từ vùng lưng, đùi hoặc hông kèm theo các cơn buồn nôn, tiêu chảy hoặc chóng mặt
- Một số triệu chứng khác có thể gặp như mệt mỏi, tâm trạng thay đổi thất thường, rụng nhiều tóc hoặc suy giảm ham muốn tình dục
Mức độ và thời gian xuất hiện các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt hậu Covid ở mỗi đối tượng là khác nhau và có trường hợp có thể xuất hiện nhiều hơn các triệu chứng kể trên. Vì vậy, nếu đang lo lắng bản thân có thể bị rối loạn kinh nguyệt sau khi mắc Covid thì chị em nên đi khám để có kết quả chắc chắn.
Biện pháp điều hoà chu kỳ kinh nguyệt an toàn hậu covid
Theo các chuyên gia y tế, rối loạn kinh nguyệt hậu covid có thể gây ra nhiều bất tiện và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nữ giới. Tuy nhiên, chị em cũng không cần quá lo lắng vì tình trạng này chỉ diễn ra tạm thời và sẽ tự cải thiện theo thời gian khi cơ thể phục hồi sau Covid- 19.
Dù vậy, chị em cũng nên thực hiện một số biện pháp điều hoà kinh nguyệt để nhanh chóng cải thiện sức khoẻ như sau:
1. Điều hoà kinh nguyệt bằng cách thay đổi lối sống
Như đã nêu ở trên, nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt hậu covid thường đến từ thay đổi lối sống trong thời gian mắc bệnh. Do đó, thay đổi lối sống là biện pháp hữu hiệu nhằm điều hoà kinh nguyệt:
- Bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn uống như các loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc để giúp cân bằng hormone và điều hoà kinh nguyệt
- Nâng cao sức để kháng, giảm căng thẳng, cải thiện lưu thông máu bằng cách tập thể dục tối thiểu 30 phút/ ngày, duy trì đều đặn 5 ngày/ tuần
- Ngủ đủ giấc (khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm) cũng có thể giúp điều chỉnh hormone và giúp cơ thể được nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi sau ngày dài
- Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến hormone và gây ra rối loạn kinh nguyệt. Chị em có thể thực hiện các biện pháp giảm căng thằng như dành thời gian thiền, tập yoga,…
- Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê và thuốc lá vì những chất này có thể ảnh hưởng đến hormone và làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
Xem thêm :
– Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị nhanh chóng
– Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm? Nguyên nhân, triệu chứng?
2. Sử dụng thuốc điều hoà kinh nguyệt
Có nhiều loại thuốc điều hòa kinh nguyệt khác nhau, được sử dụng để điều trị các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt quá nhiều hoặc kinh nguyệt quá ít.
Trước khi sử dụng, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc điều kinh phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc điều hòa kinh nguyệt phổ biến thường được bác sĩ khuyên dùng:
- Thuốc tránh thai có chứa estrogen và progestin (hoặc chỉ progestin) có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và làm cho kinh nguyệt nhẹ hơn.Một số loại thuốc tránh thai phổ biến bao gồm: thuốc viên, thuốc dán, nhẫn âm đạo và vòng tránh thai.
- Thuốc điều trị nội tiết tố có thể chứa estrogen, progestin hoặc cả hai. Loại thuốc này có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề về kinh nguyệt do mất cân bằng nội tiết tố, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc mãn kinh sớm.
3. Một số biện pháp khác
Ngoài điều hoà kinh nguyệt, chị em cũng nên áp dụng một số biện pháp làm giảm triệu chứng khó chịu do rối loạn kinh nguyệt gây ra bằng cách:
- Chườm ấm lên vùng bụng dưới trước và trong chu kỳ kinh nguyệt để làm giảm các cơn đau bụng kinh
- Uống nhiều nước ấm để giảm đầy hơi, giữ ấm vùng bụng để hạn chế các cơn đau
- Tránh ăn đồ cay nóng hoặc đồ chứa caffein trong ngày kinh để giảm các cơn đau khó chịu
Ngoài ra, đừng quên kiểm tra sức khoẻ định kỳ từ 3 – 6 tháng/ lần vì có thể một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt hậu covid là do các nguyên nhân như bệnh phụ khoa gây ra. Trong trường hợp này, chị em cần có các biện pháp điều trị cụ thể hơn tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh.
Chị em có thể tham khảo Đa khoa Quốc tế Việt Sing Bắc Ninh – đây hiện đang là nơi công tác của đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa. Cùng với trang thiết bị y tế hiện đại, y bác sĩ sẽ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và ra phác đồ điều trị thích hợp với thể trạng của chị em phụ nữ.
Toàn bộ thông tin về rối loạn kinh nguyệt hậu covid đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ trong bài. Đừng quên liên hệ đến hotline 0222.730.2022 nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp hoặc có triệu chứng cần tư vấn nhé!