Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia nổi tiếng đến từ Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, vừa thuận tiện lại tiết kiệm. Chọn Việt Sing là sự đảm bảo cho sức khỏe của bạn!
Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên gia tại Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, thuận tiện, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe của bạn.

Người bị tiểu buốt uống thuốc gì thì khỏi nhanh?

Tiểu buốt uống thuốc gì là một trong những vấn đề giành được nhiều sự quan tâm từ mọi người. Bởi, tiểu buốt là tình trạng không chỉ gây ra nhiều phiền toái cho đời sống mà còn là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý nguy hiểm đường tiết niệu. Vì vậy, thông qua bài viết này, các chuyên gia đến từ Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing sẽ giải đáp thắc mắc này giúp bạn đọc.

1. Chuyên gia khuyến nghị người bị tiểu buốt uống thuốc gì?

Chuyên gia khuyến nghị người bị tiểu buốt uống thuốc gì?

Đối với vấn đề tiểu buốt uống thuốc gì – bệnh nam khoa, trước tiên bạn đọc cần hiểu rằng, nếu tình trạng này xảy ra do thói quen tình dục hoặc ăn uống không lành mạnh, có thể chỉ cần vài ngày sau là tiểu buốt sẽ tự hết. 

Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây đái buốt là do viêm nhiễm hoặc bất kỳ bệnh lý nào liên quan đến đường tiết niệu, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, xét nghiệm. Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất phác đồ thuốc phù hợp với từng tình trạng của người bệnh. Cụ thể, một số nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị tiểu buốt có thể kể đến như sau:

Thuốc kháng sinh 

Trong trường hợp người bị tiểu buốt do mắc các bệnh viêm nhiễm tại đường tiết niệu, sinh dục thì bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc kháng sinh dưới đây:

  • Ciprofloxacin

Thuốc Ciprofloxacin là loại kháng sinh mang công dụng kìm hãm sự sinh sôi, phát triển của nhiều chủng vi khuẩn nên khi dùng có thể cải thiện dần tình trạng đau buốt khi tiểu.

  • Nitrofurantoin

Kháng sinh Nitrofurantoin có thể chống lại nhiều loại tạp khuẩn, đặc biệt là những tác nhân gây bệnh viêm đường tiết niệu. Thuốc thường được dùng đường uống và cần lưu ý điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp với người bệnh bị suy thận.

  • Fosfomycin

Fosfomycin là thuốc kháng sinh được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm trùng tại bàng quang hoặc đường tiểu dưới, nhờ có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tạp khuẩn. Lưu ý, loại thuốc này không được chỉ định cho người mắc bệnh viêm thận, áp xe thận…

Thuốc giảm đau 

Khi tình trạng tiểu buốt diễn ra lâu ngày, các cơn đau thắt ở bẹn hoặc bụng dưới sẽ xuất hiện. Để cải thiện triệu chứng này, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc với công dụng giảm đau như:

  • Paracetamol

Loại thuốc này rất phổ biến, có thể áp dụng với nhiều đối tượng nhưng cần cân đối liều dùng sao cho phù hợp. Paracetamol, có tên gọi khác là Acetaminophen, mang công dụng chính là làm thuyên giảm triệu chứng đau buốt, hạ sốt.

  • Diclofenac 

Diclofenac là một dạng thuốc chống viêm không chứa thành phần steroid, không được chỉ định đối với người bệnh trước và sau khi phẫu thuật tim, cũng như cần cẩn trọng khi dùng cho đối tượng mắc phải vấn đề về dạ dày.

  • Aspirin 

Thuốc Aspirin rất được ưa chuộng nhờ có tác dụng chủ yếu là giảm đau và tiêu sưng viêm, được chỉ định sử dụng cho đối tượng người lớn và trẻ em từ đủ 12 tuổi trở lên.

Thuốc giãn cơ trơn

Nhóm thuốc đặc trị tiểu đau buốt này có công dụng hỗ trợ giảm đau, chống co thắt cơ trơn tại niệu quản, niệu đạo hoặc bàng quang. Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng một số loại thuốc giãn cơ trơn như sau:

  • No-Spa 

Trong trường hợp bị đau buốt khi tiểu tiện do mắc các bệnh lý như sỏi mật, viêm mật tụy, sỏi thận, sỏi tiết niệu, viêm bể thận hoặc viêm bàng quang, thuốc chống co thắt cơ trơn No-Spa có thể được cân nhắc sử dụng.

  • Flavoxate 

Đây là một loại thuốc có công dụng giúp làm giãn cơ trơn của các bộ phận đường tiết niệu – sinh dục. Trong thành phần của Flavoxate có chứa một số hợp chất gây buồn ngủ, do đó thuốc này không nên dùng cho những đối tượng bị tăng nhãn áp góc hẹp, người làm công việc liên quan đến vận hành máy móc hoặc chạy xe đường dài.

Thuốc chống trầm cảm 

Một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị tiểu buốt là nhóm thuốc ức chế thần kinh, chống trầm cảm. Với công dụng chính là kìm hãm sự tái hấp thu serotonin, tác động lên hệ thần kinh, các loại thuốc này sẽ giúp kiểm soát chứng đái buốt khá hiệu quả:

  • Oxybutynin hydroclorid

Thuốc này thường được dùng đường uống, có tác dụng kháng acetylcholin nhằm ngăn chặn sự co thắt cơ trơn. Bên cạnh hỗ trợ điều trị chứng tiểu buốt, Oxybutynin hydroclorid còn được chỉ định đối với các trường hợp tiểu rắt, đi tiểu không tự chủ.

  • Tolterodine 

Loại thuốc chống trầm cảm này được dùng phổ biến trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn chức năng ở bàng quang và tuyến tiền liệt. Thuốc Tolterodine giúp làm giãn cơ trơn, tăng khả năng kiểm soát quá trình bài tiết, từ đó người bệnh sẽ giảm bớt cảm giác đau buốt khi đi tiểu.

  • Darifenacin 

Tương tự như một số loại thuốc ức chế thần kinh nói trên, thuốc Darifenacin cũng có công hiệu trong việc làm thư giãn cơ bàng quang, từ đó giúp cải thiện chức năng bài tiết.

Lời khuyên của chuyên gia: Phương pháp nội khoa dùng thuốc để điều trị có thể xử lý khá hiệu quả tình trạng tiểu buốt do viêm nhiễm trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định từ bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều dùng hoặc ngừng đột ngột, bởi có thể dẫn đến hiện tượng sốc thuốc vô cùng nguy hiểm.

2. Khi uống thuốc chữa tiểu buốt cần lưu ý những gì?

Khi uống thuốc chữa tiểu buốt cần lưu ý những gì?

Bên cạnh thắc mắc tiểu buốt uống thuốc gì, có một số điều mà người bệnh cần nắm rõ để giúp việc điều trị được hiệu quả và an toàn.

Sau khi kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ xác định được căn nguyên của chứng tiểu buốt, từ đó kê đơn thuốc phù hợp cho từng trường hợp. Để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo hiệu quả của thuốc trị tiểu buốt, người bệnh nên tuân thủ một số lưu ý sau đây:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng hoặc mua thuốc không kê đơn về dùng.
  • Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh nên ăn uống lành mạnh, dung nạp ít 2 lít nước mỗi ngày để hệ tiết niệu đào thải độc tố được tốt hơn.
  • Hãy liên hệ ngay với bác sĩ chủ trị khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trong quá trình dùng thuốc để có cách xử lý kịp thời.

Lời khuyên của chuyên gia: Tuy các loại thuốc trị tiểu buốt có tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng nhanh chóng, nhưng chỉ phát huy hiệu quả tức thời đối với trường hợp tiểu buốt do bệnh lý. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để sớm khắc phục tình trạng này.

3. Làm sao để xác định chính xác tiểu buốt uống thuốc gì?

Làm sao để xác định chính xác tiểu buốt uống thuốc gì?

Khi đã có đáp án cho vấn đề tiểu buốt uống thuốc gì, việc sử dụng các loại thuốc đặc trị chứng tiểu tiện đau buốt cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa sau khâu thăm khám và chẩn đoán. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tự dùng thuốc điều trị tại nhà để phòng tránh nguy cơ gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Theo các bác sĩ đến từ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing (số 169 Hoàng Hoa Thám, Võ Cường, Bắc Ninh), thuốc nội khoa chỉ có tính hỗ trợ để cải thiện các triệu chứng khó chịu, hầu như không mang lại hiệu quả điều trị khỏi những bệnh lý gây ra tình trạng tiểu buốt.

Do đó, người bệnh có thể tìm đến phòng khám để được kiểm tra, xác định nguyên nhân gây tiểu buốt, từ đó có cách điều trị phù hợp. Với đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm, trình độ cao cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Đa khoa Quốc tế Việt Sing Bắc Ninh được biết tới như một địa chỉ y tế đáng tin cậy cho người bệnh tại địa phương và các tỉnh thành lân cận.

Vừa rồi là những chia sẻ về vấn đề tiểu buốt uống thuốc gì để mọi người tham khảo và tìm cho mình phương án xử trí thích hợp khi gặp tình trạng này. Nếu bạn đọc còn thắc mắc nào khác cần được hỗ trợ giải đáp, vui lòng liên hệ hotline 0222.730.2022.

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (100 votes)
Bài viết liên quan
Chuyên gia bật mí 3 triệu chứng rối loạn cương dương nam giới nên biết!
Chuyên gia bật mí 3 triệu chứng rối loạn cương dương nam giới nên biết!

Nội dung chính 1. 3 Triệu chứng rối loạn cương dương nam giới nên biết là gì?2. Đối tượng nào có nguy cơ mắc rối loạn cương dương?3. Cách khắc phục 03 triệu chứng rối loạn cương dương ở nam...

Địa chỉ chữa rối loạn cương dương an toàn hiện nay
Địa chỉ chữa rối loạn cương dương an toàn hiện nay

Nội dung chính 1. Nguyên nhân khiến nam giới mắc rối loạn cương dương2. Rối loạn cương dương không chữa sớm ảnh hưởng thế nào?3. Nên chữa rối loạn cương dương ở đâu?Địa chỉ chữa rối loạn cương dương uy...

[Chia sẻ] Chữa rối loạn cương dương bằng phương pháp nào
[Chia sẻ] Chữa rối loạn cương dương bằng phương pháp nào

Nội dung chính 1. Rối loạn cương dương ảnh hưởng thế nào tới nam giới?2. Phương pháp chữa rối loạn cương dương hiện nay3. Lưu ý khi chữa rối loạn cương dương cần ghi nhớChữa rối loạn cương dương bằng...

Đăng ký khám