Bao quy đầu sưng mọng nước ở trẻ nhỏ: Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bao quy đầu bị sưng mọng nước ở trẻ nhỏ chắc chắn không phải là dấu hiệu bình thường mà có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm nào đó. Các bậc phụ huynh quan sát khi thấy trẻ có hiện tượng này cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời để trẻ không rơi vào tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ sau này. Hãy cùng Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng bao quy đầu bị sưng mọng nước này nhé!
1. Tình trạng bao quy đầu sưng mọng nước ở trẻ là gì? Nguyên nhân nào gây ra?
Bao quy đầu mọng nước ở trẻ nhỏ là tình trạng da bao quy đầu bị sưng phồng, căng mọng, có thể kèm theo các triệu chứng khác như ngứa rát, đỏ, đau, chảy mủ. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Trẻ bị viêm bao quy đầu
Viêm bao quy đầu là tình trạng viêm nhiễm da bao quy đầu và quy đầu ở trẻ em. Đây là bệnh lý phổ biến ở trẻ nam, thường gặp ở độ tuổi từ 2 đến 14 tuổi. Khi bị viêm bao quy đầu, trẻ sẽ có các triệu chứng như sau:
- Bao quy đầu và quy đầu bị sưng đỏ, có thể kèm theo nóng rát, ngứa ngáy.
- Có thể chảy dịch mủ, dịch trong hoặc máu từ bao quy đầu và có mùi hôi
- Trẻ có thể cảm thấy đau khi đi tiểu hoặc khi bị chạm vào bao quy đầu.
- Trẻ có thể quấy khóc do khó chịu hoặc đau đớn
- Trẻ biếng ăn hoặc bỏ ăn do bao quy đầu đau rát, khó chịu
Trẻ bị dị ứng
Da của trẻ em được đánh giá là mỏng, dễ bị tổn thương bởi nhiều tác nhân. Trong đó, nếu sử dụng các chất tẩy rửa, vệ sinh không phù hợp sẽ khiến hệ miễn dịch của trẻ phản ứng lại dẫn đến các triệu chứng như sưng phồng, mọng nước và đau rát tại vùng da bao quy đầu của trẻ.
Trẻ bị chấn thương
Chấn thương có thể gây ra nhiều tổn thương khác nhau ở bộ phận sinh dục nam, bao gồm cả bao quy đầu. Khi bị chấn thương, bao quy đầu có thể bị sưng, bầm tím, chảy máu, thậm chí là rách. Trong một số trường hợp, chấn thương bao quy đầu có thể dẫn đến tình trạng sưng mọng nước.
Nguyên nhân chấn thương khiến bao quy đầu sưng mọng nước ở trẻ nhỏ có thể kể đến là:
- Va đập: Trẻ có thể bị va đập vào bộ phận sinh dục khi chơi đùa, té ngã, tham gia các hoạt động thể thao,…
- Tự làm tổn thương: Trẻ có thể tự làm tổn thương bao quy đầu khi nghịch ngợm, kéo dãn bao quy đầu quá mức,…
- Tai nạn: Trẻ có thể bị tai nạn xe cộ, tai nạn sinh hoạt,… gây tổn thương cho bộ phận sinh dục.
Xem Thêm Bài Viết Khác
2. Bao quy đầu sưng mọng nước ở trẻ có nguy hiểm không?
Bao quy đầu sưng mọng nước ở trẻ nhỏ ( bệnh nam khoa ) có thể tiềm ẩn một số nguy cơ, mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Nếu tình trạng này là dị ứng hoặc chấn thương thì không quá đáng lo ngại nhưng nếu do viêm bao quy đầu gây ra thì có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như:
- Gây nhiễm trùng ở trẻ: Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sưng mọng nước có thể tiến triển thành nhiễm trùng nặng hơn, gây ra các biến chứng như áp xe, hoại tử bao quy đầu, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.
- Trẻ gặp khó khăn trong sinh hoạt: Trẻ có thể khó khăn trong quá trình tiểu tiện hàng ngày do bị đau. Lâu dần trẻ có thói quen nhịn tiểu đến khi không chịu nổi sẽ dẫn đến tiểu không tự chủ.
- Lây lan sang các bộ phận khác: Viêm nhiễm có thể lan sang các bộ phận khác của hệ thống sinh sản như niệu đạo, tinh hoàn,… ảnh hưởng đến chức năng sinh sản khi trẻ trưởng thành
- Trẻ có thể cảm thấy khó chịu, ngượng ngùng và lo lắng về tình trạng của mình, ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng không phải trường hợp nào bao quy đầu sưng mọng nước ở trẻ cũng dẫn đến những nguy cơ trên. Với việc chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng cách, hầu hết các trường hợp đều có thể khỏi hoàn toàn và không để lại biến chứng gì ở trẻ.
3. Điều trị bao quy đầu sưng mọng nước ở trẻ như thế nào?
Bao quy đầu sưng mọng nước ở trẻ nhỏ tuyệt đối không thể điều trị qua loa mà cần được thăm khám cẩn thận để xác định nguyên nhân. Trẻ sẽ tiến hành khám lâm sàng và có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, soi trực tiếp,…để tìm ra nguyên nhân sau đó ra phác đồ điều trị phù hợp với thể trạng của bé.
Sau khi có kết quả, có thể bé sẽ được điều trị theo những cách sau
- Điều trị bằng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi hoặc thuốc uống để giảm sưng, ngứa và viêm nhiễm. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm thuốc chống viêm corticosteroid, thuốc kháng nấm hoặc thuốc kháng sinh
- Đối với trẻ trên 9 tuổi, nếu bị sưng phồng bao quy đầu thì có thể được thực hiện thủ thuật cắt bao quy đầu để chấm dứt tình trạng dài/ hẹp bao quy đầu gây viêm bao quy đầu ở trẻ.
Ngoài điều trị, việc chăm sóc trẻ đúng cách trong giai đoạn bệnh cũng có thể giúp cải thiện tình trạng bao quy đầu sưng mọng nước bằng cách
- Vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ đúng cách bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Nên thực hiện các thao tác một cách nhẹ nhàng sau đó thấm khô bằng khăn mềm trước khi mặc quần áo cho trẻ
- Phụ huynh cũng có thể chườm mát bằng khăn mềm hoặc túi chườm lạnh lên bao quy đầu của trẻ để giảm tình trạng sưng và ngứa.
- Chú ý quan sát hành động của trẻ, không để trẻ gãi hay chà xát bao quy đầu vì có thể khiến bao quy đầu lở loét và đau đớn hơn.
- Nếu trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng như chảy máu nhiều, khó tiểu, sốt cao,… hãy đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.
Và điều quan trọng nhất các bậc phụ huynh cần lưu ý đó là hãy lựa chọn những cơ sở y tế có bác sĩ giỏi, cơ sở vật chất tốt để thăm khám và điều trị cho bé. Đừng sợ tốn kém chi phí mà tự ý thực hiện các biện pháp điều trị lưu truyền trên mạng vì có thể khiến bé rơi vào tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như tính mạng.
Như vậy, nguyên nhân và cách điều trị bao quy đầu sưng mọng nước ở trẻ nhỏ đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ qua bài viết trên. Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, phụ huynh hãy nhanh tay liên hệ đến 0222.730.2022 để được hỗ trợ một cách nhanh chóng.
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.