Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia nổi tiếng đến từ Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, vừa thuận tiện lại tiết kiệm. Chọn Việt Sing là sự đảm bảo cho sức khỏe của bạn!
Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên gia tại Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, thuận tiện, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe của bạn.

Bệnh giang mai ở miệng: Dấu hiệu nhận biết sớm, hình ảnh chi tiết

Giang mai có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt, khi các triệu chứng xuất hiện ở vùng miệng, chúng thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý răng miệng thông thường. Hãy cùng Đa Khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu dấu hiệu và triệu chứng điển hình của bệnh giang mai ở miệng quá những hình ảnh cụ thể!

1. Tìm hiểu bệnh giang mai ở miệng là gì ?

Giang mai là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, thuộc nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) nguy hiểm. Trong đó, bệnh giang mai ở miệng là một dạng ít được chú ý nhưng đang ngày càng gia tăng, đặc biệt trong nhóm người trẻ từ 25 – 45 tuổi.

Điều nguy hiểm là các triệu chứng giang mai ở miệng thường giống với những bệnh lý răng miệng thông thường như nhiệt miệng, viêm loét, hay viêm họng. Chính vì vậy, nhiều người chủ quan hoặc nhầm lẫn, dẫn đến việc bỏ lỡ giai đoạn điều trị sớm – khi hiệu quả điều trị còn cao và khả năng hồi phục tốt hơn.

Ngoài ra, do tâm lý e ngại, mặc cảm khi mắc bệnh xã hội, không ít người âm thầm chịu đựng, chỉ đến cơ sở y tế khi bệnh đã chuyển nặng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, mà còn m tăng nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng lan rộng, suy giảm miễn dịch, thậm chí tổn thương thần kinh.

Tìm hiểu bệnh giang mai ở miệng là gì ?

Tìm hiểu bệnh giang mai ở miệng là gì ?

2. Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng

Bệnh giang mai ở miệng xảy ra khi xoắn khuẩn tấn công qua các vết trầy xước nhỏ trong khoang miệng. Vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây ra tổn thương tại các vị trí như môi, lưỡi, nướu, amidan hoặc thành họng. Dưới đây là những nguyên nhân chính.

  • Quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex): Đây là con đường lây nhiễm phổ biến nhất, đặc biệt ở những người có đời sống tình dục phóng khoáng, không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn.
  • Hôn môi sâu: Khi niêm mạc miệng có vết thương hở (do nhổ răng, viêm lợi, nhiệt miệng…), việc hôn người nhiễm giang mai có thể tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân: Bàn chải đánh răng, dao cạo râu, khăn mặt,… là những vật dụng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm nếu người bệnh và người khỏe mạnh dùng chung.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Nếu thai phụ mắc giang mai không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể truyền sang thai nhi qua nhau thai, khiến trẻ mắc giang mai bẩm sinh.

Đáng lo ngại là vi khuẩn giang mai có thể tồn tại trong môi trường ẩm ướt của khoang miệng và sinh sôi nhanh chóng nếu không được kiểm soát. Cần đến địa chỉ y tế uy tín để được điều trị triệt để.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở miệng

3. Biểu hiện của bệnh giang mai ở miệng cần chú ý

Bệnh giang mai ở miệng thường có thời gian ủ bệnh từ 21 đến 30 ngày, và trong giai đoạn này, người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng rõ rệt nào.

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai ở miệng

Một trong những dấu hiệu sớm điển hình của giang mai ở miệng là sự xuất hiện của săng giang mai – vết loét nhỏ, có hình tròn, bờ rõ, nền cứng, không gây đau, xuất hiện ngay tại vị trí vi khuẩn xâm nhập. Ngoài ra người bệnh có thể gặp phải các biểu hiện bệnh giang mai ở miệng và tổn thương sau:

Đặc điểm nhận biết săng giang mai ở miệng trong giai đoạn đầu:

  • Là những vết loét nông, không có gờ nổi cao xung quanh.
  • Có màu đỏ tươi như thịt sống.
  • Nền săng cứng, chắc.
  • Hình dạng tròn hoặc bầu dục.
  • Kích thước dao động từ 0,3 cm đến 3 cm.
  • Không gây đau rát, ngứa hay khó chịu, khiến người bệnh khó phát hiện sớm.

Triệu chứng điển hình của giang mai ở miệng

Người mắc giang mai ở miệng thường xuất hiện các tổn thương xung quanh hoặc bên trong khoang miệng. Dưới đây là những triệu chứng điển hình của bệnh giang mai ở miệng:

  • Xuất hiện các vết loét tại họng, môi, lưỡi hoặc bên trong khoang miệng. Vết loét có đường kính khoảng 1 – 2 cm, hình tròn hoặc bầu dục, màu hồng nhạt, nền nông và không gây đau.
  • Sau một thời gian, vết loét lan rộng, kích thước tăng dần và xuất hiện nhiều tổn thương hơn, gây viêm loét nghiêm trọng vùng miệng.
  • Amidan và thành họng sưng đỏ, gây cảm giác vướng, đau rát khi nuốt nước bọt hoặc nói chuyện.
  • Ăn uống trở nên khó khăn, người bệnh thường đau khi nhai nuốt, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày.
  • Xuất hiện mủ trắng hoặc đục ở vùng loét, miệng có mùi hôi khó chịu, đặc biệt khi bệnh đã ở giai đoạn nặng.

Lưu ý: Những triệu chứng trên có thể dễ bị bỏ qua hoặc hiểu nhầm nếu không có sự thăm khám chuyên khoa. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời là cách duy nhất để tránh biến chứng nguy hiểm của giang mai ở miệng.

Hình ảnh bệnh giang mai ở miệng cần chú ý

Các dấu hiệu lâm sàng ban đầu của giang mai ở miệng rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý thông thường như nhiệt miệng, viêm họng,… Do đó, nhiều người có tâm lý chủ quan, chỉ đến khi các biểu hiện ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, họ mới tìm đến bác sĩ để thăm khám. Dưới đây là một số hình ảnh bệnh giang mai ở miệng cần chú ý

 

Hình ảnh bệnh giang mai ở miệng cần chú ý

Hình ảnh bệnh giang mai ở miệng cần chú ý

Hình ảnh bệnh giang mai ở miệng

Hình ảnh bệnh giang mai ở miệng

Hình ảnh giang mai xuất hiện tại khoang miệng

Hình ảnh giang mai xuất hiện tại khoang miệng

4. Điều trị giang mai ở miệng như thế nào?

Khi giang mai lây qua đường quan hệ tình dục bằng miệng, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết trầy xước nhỏ hoặc tổn thương trên niêm mạc môi và miệng. Tình trạng này được gọi là giang mai ở miệng, với các tổn thương đặc trưng thường xuất hiện tại vị trí vi khuẩn xâm nhập.

Bệnh giang mai ở miệng khi nào cần đi gặp bác sĩ

Trong giai đoạn đầu của bệnh giang mai, người bệnh có thể xuất hiện các vết loét gọi là săng ở môi, đầu lưỡi, nướu hoặc phía sau miệng gần amidan. Ban đầu, chúng là những mảng đỏ nhỏ, sau đó phát triển thành vết loét lớn, hở, có màu đỏ, vàng hoặc xám, thường gây đau và rất dễ lây lan. Nếu không được điều trị, các vết loét này có thể tự biến mất, nhưng xoắn khuẩn giang mai vẫn tồn tại trong cơ thể và tiếp tục lây nhiễm cho người khác.

Bạn nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và xét nghiệm giang mai nếu:

  • Vừa quan hệ với bạn tình mới mà không dùng biện pháp bảo vệ.
  • Có đối tác tình dục được chẩn đoán mắc giang mai hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Xuất hiện vết loét trên miệng từ 2 tuần trở lên
  • Có dấu hiệu phát ban, sưng hạch và đau họng không rõ nguyên nhân

Xét nghiệm chẩn đoán giang mai ở miệng như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh giang mai, bác sĩ thường dựa vào việc quan sát trực tiếp vết loét (săng) kết hợp với các xét nghiệm chuyên sâu. Một số phương pháp phổ biến bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để thực hiện hai loại xét nghiệm — một xét nghiệm không tìm vi khuẩn và một xét nghiệm treponemal (đặc hiệu với xoắn khuẩn giang mai). Dù mỗi xét nghiệm riêng lẻ không thể khẳng định chắc chắn, nhưng khi kết hợp, chúng giúp đưa ra chẩn đoán chính xác hơn.
  • Lấy mẫu từ vết loét: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ lấy chất dịch từ tổn thương để làm xét nghiệm.
  • Sinh thiết mô hoặc chất lỏng: Xét nghiệm này cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp sự hiện diện của xoắn khuẩn giang mai dưới kính hiển vi.
xét nghiện và điệu trị bênh giang mai hiệu quả

xét nghiện và điệu trị bênh giang mai hiệu quả

Cách điều trị bệnh giang mai ở miệng hiệu quả

Bệnh giang mai ở miệng hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời. Phác đồ điều trị phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng kháng sinh benzathine penicillin G, được bác sĩ chỉ định tùy theo từng giai đoạn của bệnh:

  • Giai đoạn sơ cấp và thứ cấp: Tiêm một liều duy nhất benzathine penicillin G.
  • Giai đoạn muộn hoặc không rõ thời gian nhiễm bệnh: Tiêm với liều tương tự, nhưng cần lặp lại nhiều lần theo chỉ định của bác sĩ.

Việc tuân thủ đầy đủ phác đồ điều trị là yếu tố then chốt. Trong một số trường hợp, các vết loét giang mai ở miệng có thể tự biến mất sau vài tuần, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc khỏi bệnh. Vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sau.

Nếu không điều trị kịp thời, bệnh giang mai có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng ở các cơ quan quan trọng như tim, não, và trong trường hợp nặng có thể gây tử vong.

5. Phòng ngừa giang mai ở miệng hiệu quả

Trong thời đại xã hội phóng khoáng như hiện nay, tỷ lệ mắc các bệnh xã hội càng gia tăng, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh, để tránh mắc bệnh giang mai ở miệng, bạn nên chú ý những điều như sau:

  • Xây dựng lối sống khoa học: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và làm việc điều độ để tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế quan hệ tình dục bằng miệng: Đặc biệt khi bạn đang mắc các bệnh viêm nhiễm vùng miệng, vì đây là con đường dễ lây truyền xoắn khuẩn giang mai.
  • Không nên quan hệ bằng miệng thường xuyên: Nếu có, cần vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và cơ quan sinh dục trước và sau khi quan hệ.
  • Sử dụng bao cao su đúng cách: Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong việc ngăn ngừa lây nhiễm bệnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Nên kiểm tra sức khỏe tổng quát 1–2 lần mỗi năm hoặc ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường.

Khám chữa giang mai ở miệng tại Đa Khoa Quốc Tế Việt Sing

Bệnh giang mai là căn bệnh xã hội phổ biến, nhưng nhiều người chưa nhận thức rõ về dấu hiệu và hậu quả, dẫn đến việc điều trị muộn. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện đều tiếp nhận khám và điều trị giang mai, tuy nhiên chất lượng dịch vụ có sự khác biệt. Để đảm bảo hiệu quả, người bệnh nên chọn cơ sở uy tín như Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Việt Sing tại Bắc Ninh.

Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Đa Khoa Việt Sing đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 về xét nghiệm. Ngoài điều trị, bệnh viện còn cung cấp dịch vụ xét nghiệm phát hiện các bệnh xã hội như giang mai, sùi mào gà,… với kết quả nhanh chóng, chính xác. NHẬN TƯ VẤN [ TẠI ĐÂY ]

Khám chữa giang mai ở miệng tại Đa Khoa Quốc Tế Việt Sing

Khám chữa giang mai ở miệng tại Đa Khoa Quốc Tế Việt Sing

Bệnh giang mai ở miệng là một bệnh xã hội phổ biến và hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Do đó, ngay khi có dấu hiệu hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên chủ động đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

5/5 - (100 votes)
Bài viết liên quan
5 Giai đoạn bệnh giang mai phát triển qua các dấu hiệu cần chú ý
5 Giai đoạn bệnh giang mai phát triển qua các dấu hiệu cần chú ý

Giang mai là một bệnh xã hội lây lan qua đường tinh dục gây ra nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ của người bệnh. Người mắc bệnh giang mai tuy thuộc vào mỗi giai đoạn phát triển sẽ...

Thời gian ủ bệnh giang mai bao lâu? Dấu hiệu nhận biết sớm ở nam và nữ
Thời gian ủ bệnh giang mai bao lâu? Dấu hiệu nhận biết sớm ở nam và nữ

Giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm, có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người mắc. Trong giai đoạn ủ bệnh, người nhiễm thường không có dấu hiệu rõ ràng hay...

Bệnh giang mai lây qua đường nào? Tìm hiểu để phòng tránh
Bệnh giang mai lây qua đường nào? Tìm hiểu để phòng tránh

Giang mai là một trong những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nhiều người thường nhầm lẫn cho rằng bệnh giang mai chỉ lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, có...

Đăng ký khám