Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa
Rối loạn cương dương là tình trạng không mong muốn với bất cứ quý ông nào. Những ảnh hưởng của nó đến đời sống tình dục và sức khoẻ của cánh mày râu là không nhỏ. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa Đa Khoa Quốc Tế Bắc Ninh.
1. Rối loạn cương dương là gì?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Rối loạn cương dương là hội chứng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, với biểu hiện cụ thể là tình trạng dương vật không thể cương cứng, hoặc không đủ cương cứng để thực hiện quá trình giao hợp.
Bệnh lý này xảy ra ở nam giới từ xưa và ngày nay càng có dấu hiệu phổ biến. Bệnh lý này tuy không ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của nam giới, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là bản lĩnh và niềm tin của người đàn ông.
Rối loạn cương dương ở nam giới thường được chia thành 2 dạng:
Rối loạn cương dương tự nhiên
Tình trạng này thường gặp ở nam giới cao tuổi, cũng là dạng phổ biến hiện nay.
Nguyên nhân là bởi những yếu tố như sự hao mòn của mô, xơ hoá hay sự phát triển của mô thừa, mô cơ trơn trong thân dương vật có thể làm ảnh hưởng đến khả năng duy trì sự cương cứng của nam giới ở độ tuổi lớn hơn.
Rối loạn cương dương tự nhiên là hội chứng thường bắt nguồn từ sự bất thường ở động mạch, tĩnh mạch dương vật hoặc cả hai. Đây cũng là lý do mà nhiều chuyên gia cho rằng, các bệnh tim mạch, bệnh xơ vữa động mạch cũng bắt đầu với biểu hiện rối loạn cương dương.
Xuất tinh sớm
Rối loạn cương dương dạng này không giới hạn về độ tuổi, có nghĩa người trẻ tuổi cũng có thể bị rối loạn chức năng cương dương do xuất tinh sớm.
Xuất tinh sớm là tình trạng nam giới xuất tinh chỉ khoảng 1 phút sau khi dương vật được đưa vào trong vào âm đạo. Một số trường hợp, nam giới sẽ xuất tinh trước khi quan hệ.
Việc các quý ông gặp khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng sẽ hình thành thói quen xuất tinh sớm. Lâu dần, tình trạng này kéo dài sẽ làm mất đi hoàn toàn khả năng cương cứng.
Xem Thêm Bài Viết Khác
2. Triệu chứng rối loạn cương dương ở nam giới
Dưới đây là những biểu hiện thường thấy khi cánh mày râu đang gặp phải tình trạng rối loạn cương dương:
- Nam giới không có ham muốn tình dục, dương vật không thể cương cứng.
- Nam giới có ham muốn nhưng dương vật không cương cứng, hay gọi là tình trạng “trên bảo dưới không nghe”.
- Dương vật nam giới có thể cương nhưng không đủ cứng để tiến hành quan hệ, hoặc có thể đưa được vào âm đạo phụ nữ nhưng không duy trì được độ cương cứng trong suốt quá trình quan hệ (bị xìu trước khi xuất tinh).
- Dương vật cương cứng nhưng không đúng lúc (khi cần quan hệ tình dục thì dương vật lại không cương cứng, nhưng khi đang làm việc, đang ngủ thì dương vật lại cương cứng bất thường).
3. Rối loạn cương dương do nguyên nhân nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn cương dương – Bệnh Nam khoa ở nam giới:
Nguyên nhân sức khỏe
- Máu không được bơm đủ đến dương vật, khiến dương vật không thể cương cứng. Bệnh lý xơ cứng động mạch, bệnh tim, đái tháo đường ảnh hưởng tiêu cực đến lưu lượng máu được đưa vào dương vật.
- Máu không lưu lại trong dương vật khi dương vật đã cương cứng, dẫn đến tình trạng bị xìu khi quan hệ (tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi).
- Bệnh lý hoặc chấn thương ở vùng xương chậu ảnh hưởng đến khả năng cương dương, khi tín hiệu thần kinh từ não hoặc tủy sống không đến được dương vật.
- Bệnh đái tháo đường gây ra tổn thương dây thần kinh ở dương vật.
- Các biện pháp chữa trị ung thư gần xương chậu (phẫu thuật, xạ trị tuyến tiền liệt, bàng quang hoặc ruột kết- trực tràng) làm ảnh hưởng đến chức năng của dương vật.
Nguyên nhân cảm xúc
Quan hệ tình dục không chỉ là bản năng hay chỉ là hoạt động thể xác đơn thuần. Nếu nam giới gặp phải những vấn đề liên quan đến cảm xúc và tinh thần, điều này cũng làm ảnh hưởng đến khả năng cương cứng của dương vật.
Vấn đề tình cảm, cảm xúc của cánh mày râu có thể trực tiếp gây ra, hoặc khiến cho tình trạng rồi loạn và cương dương trở nên nghiêm trọng hơn:
- Nam giới bị trầm cảm, rối loạn lo âu
- Xung đột xảy ra trong mối quan hệ
- Tâm lý đàn ông bị căng thẳng ở nhà hoặc nơi làm việc do xung đột xã hội, văn hoá, tôn giáo
- Nam giới lo lắng về hiệu suất và hiệu quả tình dục.
4. Đối tượng nào có nguy cơ rối loạn cương dương?
Những nghiên cứu mới đây cho thấy chứng rối loạn cương dương có thể xuất hiện ở khoảng 50% ở đối tượng nam giới từ 40 đến 70 tuổi. Theo ước tính, có khoảng 150 triệu nam giới trên toàn thế giới có biểu hiện rối loạn cương dương. Ngoài ra, tỉ lệ nam giới tuổi dưới 40 bị rối loạn cương dương khoảng 40%.
Tại Việt Nam, tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới ngày càng có dấu hiệu phổ biến. Đáng lo ngại hơn khi tình trạng này xu hướng trẻ hóa, khi tỉ lệ nam giới ở độ tuổi 18-20 cũng có chiều hướng gia tăng mạnh.
Rối loạn cương dương có thể gặp ở nam giới trẻ, khỏe mạnh. Nó có thể bắt nguồn từ những yếu tố nguy cơ sau:
- Rối loạn tâm lý: nam giới bị trầm cảm, thường xuyên lo lắng
- Rối loạn thần kinh: nam giới có tiền sử bệnh não, chấn thương tủy sống, các bệnh cột sống hay tổn thương thần kinh ngoại vi
- Rối loạn nội tiết: Các hội chứng suy tuyến sinh dục, cường prolactin huyết, cường hay suy giáp…
- Rối loạn mạch máu: Các bệnh xơ vữa mạch máu, bệnh tim thiếu máu, suy tĩnh mạch hay bệnh lý thể hang
- Do sử dụng các loại thuốc: thuốc hạ áp, thuốc chống trầm cảm (giảm ham muốn), các thuốc kháng androgen ( giảm ham muốn), digoxin
- Do thói quen không lành mạnh: Ma túy, nghiện rượu, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích khác…
- Các bệnh lý nguy hại khác: đái tháo đường, suy thận, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng lipid máu.
Lời khuyên của bác sĩ
Rối loạn cương dương dù xảy ra phổ biến hơn trong quá trình lão hóa, nhưng không phải tất cả các quý ông đều gặp tình trạng “bất lực”. Nhiều người có thể trạng và sức khỏe tốt thậm chí vẫn có thể sinh hoạt tình dục ở độ tuổi 80. Để có thể điều trị hiệu quả chứng rối loạn cương dương, điều quan trọng là tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
5. Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa rối loạn cương dương
Biện pháp chẩn đoán rối loạn cương dương
Tại Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing, các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh cụ thể của nam giới thông qua các bước lần lượt như sau:
Khai thác bệnh sử
Khai thác bệnh sử là công việc đầu tiên, giúp bác sĩ hiểu rõ bản chất, trình tự thời gian và mức độ nghiêm trọng của tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới. Thông qua bước này, bác sĩ có thể xác định các yếu tố tâm lý tình dục và nguyên nhân thực thể nếu có thể. Đồng thời. khai thác bệnh sử cũng sẽ giúp khám phá các mối liên quan khác, xác định sự mong đợi của nam giới và bạn tình của họ.
Đánh giá chức năng cương dương
Bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi xem bệnh nhân còn khả năng cương dương vào ban đêm hoặc buổi sáng hay không. Đây cũng là một điều quan trọng,nó được xem như là khả năng dương vật nam giới có thể đạt được tình trạng cương cứng trong những hoàn cảnh khác nhau.
Đặt bộ câu hỏi đánh giá
Hiện nay, bộ câu hỏi được các bác sĩ chuyên khoa sử dụng nhiều là Bảng câu hỏi Chỉ số quốc tế chức năng cương dương vật (the International Index of Erectile Function – IIEF).
Bộ câu hỏi này gồm 15 câu để bác sĩ đánh giá 5 lĩnh vực liên quan:
- Chức năng cương cứng của dương vật (6 câu)
- Độ khoái cảm ( 2 câu)
- Ham muốn tình dục của nam giới ( 2 câu)
- Sự thỏa mãn của nam giới trong giao hợp với bạn tình ( 3 câu)
- Sự thỏa mãn toàn diện (2 câu)
Đánh giá mức độ rối loạn cương dương
Thang điểm đánh giá mức độ rối loạn cương dương ở nam giới:
- 6-20 điểm: mức độ nặng
- 21-30:Mức độ trung bình
- 31-50: Mức độ nhẹ
- 51-60: Không có rối loạn.
Thăm khám thực thể
Thăm khám thực thể thường không có vai trò quá lớn trong việc chẩn đoán rối loạn cương dương ở nam giới. Điều này chỉ thật sự quan trọng khi cần xác định các yếu tố nguy cơ kèm theo liên quan đến hội chứng rối loạn cương dương.
Các bác sĩ Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing cho biết: Công việc quan trọng là khám bộ phận sinh dục một cách đầy đủ, đánh giá những đặc điểm giới tính phụ và đo huyết áp.
3 điểm cần khám lâm sàng bao gồm:
Bộ phận sinh dục
- Kích thước, hình dạng của dương vật
- Những bất thường của quy đầu, bao quy đầu
- Dấu hiệu của bệnh Peyronie
- Tinh hoàn (số lượng, kích thước, vị trí, tính chất)
Các đặc điểm giới tính phụ:
- Thể trạng cơ thể
- Nữ hóa tuyến vú
- Tình trạng lông
Phân bố mỡ của cơ thể
Hệ thống mạch:
Đánh giá huyết áp
Cận lâm sàng:
- Các xét nghiệm cận lâm sàng cũng ít có vai trò trong chẩn đoán rối loạn cương dương, chủ yếu nhằm xác định các yếu tố nguy cơ gây rối loạn cương dương.
- Cần xét nghiệm để chẩn đoán bệnh đái tháo đường, tăng lipid máu và rối loạn nội tiết.
- Siêu âm Doppler màu mạch máu của dương vật.
- Chụp vật hang (cavernosography) và đo áp lực mạch máu vật hang.
- Chụp động mạch dương vật.
Phòng ngừa bệnh rối loạn cương dương
- Nam giới cần tạo tâm lý, tinh thần thoải mái, hình thành lối sống quan hệ tình dục lành mạnh, tránh lạm dụng thủ dâm
- Đảm bảo chế độ ăn uống khoa học hợp lý, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất béo
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: cafe, bia rượu, thuốc lá, ma túy…
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, là các bài tập giúp tăng cường khả năng cương cứng cho dương vật.
Lời khuyên của bác sĩ
Theo như chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Bắc Ninh với thắc mắc rối loạn cương dương có chữa được không, câu trả lời là có. Tuy nhiên, để quá trình điều trị rối loạn cương dương diễn ra hiệu quả và chính xác hơn, nam giới cần chủ động thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán đầy đủ. Tại đây, tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau, bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị khác nhau cho người bệnh.
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.