Đi tiểu ra máu nhưng không đau có phải do bệnh lý gây ra hay không?
Đi tiểu ra máu kèm theo các triệu chứng đau đớn vốn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm nhưng ít ai biết rằng đi tiểu ra máu nhưng không đau cũng có thể do bệnh lý. Vậy hãy cùng tìm hiểu chi tiết xem tình trạng này có thể do bệnh lý nào, hướng điều trị thế nào cho hiệu quả nhé! Hãy cùng Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing theo dõi bài viết sau.
1. Đi tiểu ra máu nhưng không đau vẫn là dấu hiệu bệnh lý không được chủ quan!
Thông thường, khi thấy hiện tượng đi tiểu ra máu nhưng không đau rất nhiều người cho rằng đây chỉ là biểu hiện bình thường và có thể tự hết. Bởi người ta cho rằng, các dấu hiệu bệnh lý sẽ thường có thêm các cơn đau nhức kéo dài hay tiết dịch ở vùng kín. Nhưng các chuyên gia cho biết, đi tiểu ra máu không có cơn đau vẫn là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm có thể kể đến dưới đây:
Tiểu ra máu không đau do viêm đường tiết niệu
Nhiệm vụ của hệ tiết niệu là bài tiết, đào thải nước tiểu cùng các tạp chất có hại ra khỏi cơ thể. Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan như thận, niệu quản, niệu đạo và bàng quang. Nước tiểu là sản phẩm cuối cùng được thận lọc ra và nước tiểu di chuyển trong hệ bài tiết sẽ không bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên vì một vài lý do mà nước tiểu bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh dẫn đến viêm đường tiết niệu với các triệu chứng như thường xuyên thấy nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu sẫm màu hoặc có máu, có thể thấy đau hoặc không, đau vùng hạ vị, vùng chậu,…
Tiểu ra máu không đau do bệnh lý tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một cơ quan quan trọng thuộc hệ sinh sản của nam giới. Vị trí của nó nằm ở đáy bàng quang, bên trong tuyến là ống niệu đạo có chức năng dẫn nước tiểu và tinh dịch ra khỏi dương vật. Khi tuyến tiền liệt gặp vấn đề sẽ thường xuất hiện các triệu chứng như khó tiểu, thường xuyên tiểu nhiều vào ban đêm, nước tiểu có lẫn máu kèm cơn đau hoặc không,…
3 bệnh lý tại tuyến tiền liệt thường gặp có thể kể đến là: viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt và ung thư tuyến tiền liệt. Các triệu chứng giữa 3 bệnh lý thường không có nhiều khác biệt nên để biết chính xác bản thân đang mắc bệnh lý nào, người bệnh cần làm xét nghiệm để có kết quả chính xác .
Tiểu ra máu không đau do bệnh lý tại bàng quang
Bàng quang là cơ quan thuộc hệ tiết niệu có nhiệm vụ là chứa nước tiểu trước khi được thải ra bên ngoài cơ thể. Các bệnh lý tại hệ tiết niệu thì viêm bàng quang nằm trong nhóm bệnh phổ biến. Khi bàng quang bị viêm sẽ khiến cho nước tiểu nhiễm khuẩn dẫn đến đi tiểu ra máu nhưng không đau. Một số triệu chứng khác có thể gặp là nước tiểu có mùi hôi khó chịu, tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần lại ít, dù vậy nhưng vẫn phải tiểu gấp,…
Xem Thêm Bài Viết Khác
2. Có trường hợp nào đi tiểu ra máu không đau không phải do bệnh lý hay không?
Phần lớn các trường hợp đi tiểu ra máu nhưng không đau ( bệnh nam khoa ) có thể là do bệnh lý gây ra. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đây chỉ là do các chấn thương mô mềm, quan hệ tình dục mạnh bạo hay chế độ ăn uống không an toàn,…khiến nước tiểu có lẫn máu và những trường hợp này có thể yên tâm bởi có thể tự hết sau vài ngày. Cụ thể các trường hợp này có thể kể đến là:
- Trong chế độ dinh dương có chứa nhiều loại thực phẩm có màu đỏ như củ dền, thanh long đỏ, củ cải đường hay quả mâm xôi,…Nếu ăn quá nhiều có thể khiến nước tiểu đậm màu hơn, thường là màu hồng hoặc đỏ như máu
- Do tác dụng phụ từ một số loại thuốc kháng sinh như Rifampicin, Metronidazol,…
- Tư thế quan hệ mạnh bạo hoặc vệ sinh sai cách, thụt rửa quá sâu vào âm đạo khiến âm đạo bị tổn thương dẫn đến nước tiểu có máu
- Uống các loại thuốc Đông y có các thành phần điều chế từ lá cây đại hoàng,…
Triệu chứng đi tiểu ra máu nhưng không đau nếu không kéo dài quá nhiều ngày thì có thể do một trong số các nguyên nhân kể trên. Những trường hợp này, người bệnh chỉ cần thay đổi hoặc ngưng sử dụng thuốc, các loại đồ ăn kể trên thì sẽ tự hết.
3. Có thể điều trị dứt điểm đi tiểu ra máu được không?
Tình trạng đi tiểu ra máu nhưng không đau kéo dài sẽ khiến người bệnh gặp phải cảm thấy bất an, lo lắng, luôn trong trạng thái căng thẳng và có thể dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, tiểu ra máu trong thời gian dài sẽ khiến người bệnh thiếu máu dẫn đến suy nhược cơ thể, mệt mỏi gây ảnh hưởng đến công việc hàng ngày. Vì vậy, tìm ra cách điều trị dứt điểm triệu chứng này là vô cùng cần thiết.
Hiện nay, có 2 phương pháp phổ biến để điều trị chính là sử dụng thuốc và can thiệp ngoại khoa. Tuy nhiên, hãy lưu ý cả 2 phương pháp này đều cần trải qua thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra mới có thể điều trị hiệu quả.
Phương pháp điều trị
- Một số loại thuốc phổ biến thường được sử dụng có thể kể đến là: thuốc giảm đau paracetamol, thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin, (thường dùng để điều trị viêm đường tiết niệu), thuốc nhóm quinolon (thường dùng để điều trị các bệnh lý bàng quang)
- Đối với can thiệp ngoại khoa, đặc biệt là tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị hiện đại để chiếu vào ổ gây viêm nhằm loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể một cách an toàn. Phổ biến là sử dụng ZW-1001, đây là thiết bị đã được nghiên cứu, kiểm chứng trong thời gian dài và đã được cấp phép sử dụng độc quyền tại Đa khoa Quốc tế Việt Sing.
Cả 2 phương pháp đều nhận được nhiều đánh giá tích cực về độ hiệu quả. Vì vậy, để biết bản thân có thể điều trị bằng phương pháp nào, hãy nhanh chóng đến Đa khoa Quốc tế Việt Sing – hiện là nơi công tác của đội ngũ chuyên gia với thâm niên trên 30 năm để thăm khám và kiểm tra tình trạng bệnh.
Tóm lại, tình trạng đi tiểu ra máu nhưng không đau có thể là do bệnh lý hoặc chỉ là do những tác động bên ngoài gây ra. Nhưng dù là do nguyên nhân nào thì tình trạng này kéo dài cũng khiến những người gặp phải cảm thấy hoang mang, lo lắng. Vì vậy, nếu đang gặp phải tình trạng này nhưng chưa rõ nguyên nhân, hãy nhanh tay đăng ký qua hotline 0222.730.2022 của chúng tôi để đặt lịch khám hoặc lắng nghe tư vấn từ các chuyên gia.
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.