Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh có nguy hiểm hay không ?
Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh là hiện tượng không hiếm gặp, để lại nhiều lo lắng cho chị em. Ảnh hưởng trực tiếp tới trạng thái tinh thần, quá trình chăm sóc và phục hồi giai đoạn hậu sản. Vì thể để an tâm hơn, các mẹ cần phải nắm rõ hơn những thông tin về hiện tượng phổ biến này, biết được nguyên nhân và sớm tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Nhận biết tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh
Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh xảy ra ở cả chị em sinh mổ hay sinh thường. Thay vì ra kinh nguyệt theo như chu kỳ bình thường thì cơ thể chị em tiết ra dịch hậu sản, gần giống kinh nguyệt, bao gồm máu và các mô niêm mạc tử cung. Sản dịch này xuất hiện trong vòng 2 – 4 tuần tùy cơ địa và thời gian phục hồi sau sinh của từng chị em.
Phải mất một thời gian sau khi sinh thì chị em mới có thể ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt như trước. Tuy nhiên, mọi người cần phải chú ý một số dấu hiệu sau sinh không ra kinh nguyệt dưới đây, nhanh chóng đi khám bác sĩ để tránh những bệnh lý phức tạp:
1. Tình trạng vùng kín
Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh khiến tình trạng ở vùng kín của chị em có nhiều thay đổi. Nhiều chị em có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát và đau nhức ở âm đạo một cách bất thường. Đặc biệt, tình trạng máu ra bất thường kèm cơn đau vùng kín khi quan hệ không thể chủ quan.
2. Ra kinh nguyệt không đều
Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh xuất hiện bất thường, tháng có kinh tháng không. Thường chu kỳ kinh của mẹ sau sinh sẽ dài hơn bình thường, tuy nhiên cũng có trường hợp ngắn, đến rất sớm. Thời gian hành kinh có thể ít hơn 3 ngày hoặc nhiều hơn 7 ngày, máu vón cục, lượng máu ra ít và có màu sắc khác thường kèm mùi hôi.
3. Cảm giác khó chịu
Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh còn khiến nhiều chị em phải chịu đựng cảm giác đau nhức khó chịu. Cơn đau bụng kéo dài từ 3 – 7 ngày liên tục, dữ dội và quằn quại, cần phải sử dụng thuốc giảm đau. Không chỉ phần bụng dưới, nhiều chị em bị căng tức và đau ngực hay núm vú, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt,…
Nguyên nhân dẫn tới chị em sau sinh bị rối loạn kinh nguyệt
Tìm ra được nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh sẽ giúp chị em nhanh chóng khắc phục được khó chịu và lo lắng, nâng cao sức khỏe và tốt cho quá trình chăm con. Sở dĩ hiện tượng này được nhiều chị em quan tâm đến vì không chỉ xuất phát từ nguyên nhân sinh lý, một số yếu tố bình thường thì rối loạn kinh nguyệt còn có thể do bệnh lý phụ khoa gây ra:
1. Tiết sữa nuôi con
Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh thường do quá trình tiết sữa nuôi con, cơ thể người mẹ sẽ có những thay đổi để đảm bảo dinh dưỡng cho sữa và nuôi con bằng sữa mẹ. Trong giai đoạn này, hormone prolactin có trong sữa mẹ đã làm thay đổi buồng trứng, tuyến yên và hạ đồi dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt của chị em có thể chậm hơn những chị em không cho con bú.
Đến khi cai sữa, quá trình này ngừng hoạt động, hạn chế tiết ra hormon prolactin thì cơ thể mẹ sẽ dần hồi phục và chu kỳ kinh nguyệt sẽ quay trở lại bình thường. Vì thế, mẹ hãy giữ tâm trạng thoải mái, bổ sung nhiều dinh dưỡng để nuôi con khỏe mạnh.
2. Tâm lý chưa ổn định
Rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh do tâm lý của mẹ chưa ổn định. Đã có nhiều trường hợp bị trầm cảm sau sinh do những áp lực và lo lắng mà mẹ bỉm sữa phải chịu. Cuộc sống chăm con không hề dễ dàng, giờ giấc sinh hoạt bị đảo lộn, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, uất ức do phải trông em bé khóc đêm khiến suy nghĩ của mẹ bị uất ức, khó thông thoáng.
Trong giai đoạn này, kinh nguyệt không đều, mấy chu kỳ không xuất hiện hoặc quá chậm càng khiến cho chị em cảm thấy lo lắng hơn. Mẹ bỉm sữa phải nhanh chóng ổn định lại tinh thần, chồng cần san sẻ gánh nặng để chị em giảm được căng thẳng, phiền lo.
3. Thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố không chỉ là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh mà còn cả với những trường hợp bình thường khác. Trong thời gian mang thai, cơ thể đã có những thay đổi về hormone để phù hợp hơn với sự phát triển của thai nhi. Sau khi sinh con, cơ thể chị em chưa thể quay lại tình trạng nội tiết tố như trước ngày nên vẫn còn cần thời gian từ từ hồi phục.
Lượng nội tiết tố bị mất cân bằng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt cũng theo đó thay đổi bất thường, xuất hiện nhiều vấn đề. Đa số chị em sẽ thấy kinh nguyệt ra không đều, bị chậm khá lâu.
4. Mắc bệnh phụ khoa
Nguyên nhân khiến chuyên gia đưa ra cảnh báo về rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh đến từ những nguy cơ bệnh phụ khoa. Chuyên gia đã chỉ ra một số bệnh phụ khoa có dấu hiệu là chu kỳ kinh nguyệt không đều, cần sớm được điều trị nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản sau này của chị em, gây bất tiện trong sinh hoạt và tác động tiêu cực tới tâm lý:
- Viêm âm đạo: Là bệnh phụ khoa cực kỳ phổ biến, có cảm giác ngứa rát, nóng và sưng tấy ở vùng kín. Bệnh cứ tiếp tục sẽ gây ra tình trạng chảy máu bất thường, rối loạn kinh nguyệt.
- Viêm vùng chậu: Bao gồm buồng trứng, ống dẫn trứng và vòi trứng, những bộ phận liên quan và tác động trực tiếp tới quá trình rụng trứng. Nếu bị viêm vùng chậu thì trứng khó rụng và không đảm bảo được kinh nguyệt diễn ra như bình thường.
- Viêm lộ tuyến: Giống như các bệnh phụ khoa khác, viêm lộ tuyến ở cổ tử cung khiến cho chu kỳ hành kinh của chị em bị xáo trộn, xảy ra nhiều hiện tượng bất thường.
- Bệnh xã hội: Một số bệnh xã hội có nhiều dấu hiệu giống bệnh phụ khoa như bệnh lậu, sùi mào gà hay mụn rộp sinh dục cũng tác động vào chu kỳ hành kinh khiến kinh nguyệt ra chậm hoặc sớm.
- Một số bệnh lý khác: Các bệnh không phải phụ khoa cũng có khả năng là nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra không đều như đái tháo đường, u xơ tử cung, huyết áp cao, bệnh về tim mạch,…
Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh cần biết
Từ những thông tin về rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh, chắc hẳn chị em đều đang lo lắng và mong muốn biết đâu là cách điều trị hiệu quả, an toàn. Với hiện tượng này, chị em không thể coi thường hay chủ quan tự điều trị tại nhà, cần phải được bác sĩ chuyên khoa làm xét nghiệm kiểm tra và tư vấn cách chữa để tránh ảnh hưởng chăm sóc trẻ và sinh sản sau này.
- Điều trị bằng nội khoa: Tùy theo nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của chị em mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm đau và điều hòa nội tiết tố. Tuy nhiên, cần phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và ảnh hưởng sữa cho trẻ.
- Điều trị bằng ngoại khoa: Sau khi xét nghiệm thấy có dấu hiệu bệnh lý, bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa đều giúp chị em điều hòa khí huyết, loại bỏ viêm nhiễm và các tác nhân gây bệnh khác. Việc điều trị này cần phải được thực hiện ở cơ sở uy tín, bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm.
Bài viết trên đã giúp chị em hiểu hơn về rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh. Nếu chị em vẫn còn thắc mắc, hãy nhanh chóng liên hệ tới số 0222.730.2022 hoặc đến phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing để được hỗ trợ thêm nhé !