Viêm tinh hoàn ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm tinh hoàn ở trẻ em không chỉ gây ra những triệu chứng đau đớn và không thoải mái, mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như teo tinh hoàn, xoắn tinh hoàn và thậm chí phải cắt bỏ tinh hoàn, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này. Vì vậy, khả năng nhận biết và điều trị sớm viêm tinh hoàn ở trẻ em đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và tương lai của các bé. Hãy cùng các bác sĩ Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing tìm hiểu về bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!
1. Viêm tinh hoàn ở trẻ em là gì?
Viêm tinh hoàn ở trẻ em – Bệnh nam khoa cảnh báo tác động của virus và vi khuẩn có hại đã xâm nhập vào vùng tinh hoàn gây ra tình trạng nhiễm trùng. Nơi cư trú ban đầu của các vi khuẩn là ở vùng niệu đạo nhưng theo ống dẫn tinh, chúng đã đi đến vùng tinh hoàn, bám chặt vào các mao mạch tinh hoàn và phát triển tại đây.
Đối với trẻ em, viêm tinh hoàn không phải là căn bệnh hiếm lạ do rất nhiều nguyên nhân tác động. Thông thường, tình trạng viêm nhiễm sẽ xảy ra ở một bên của tinh hoàn trước và xảy ra cả hai bên là khi bệnh đã trở nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, có thể phải cắt bỏ hoàn toàn tinh hoàn mới chấm dứt được tình trạng viêm nhiễm.
Do đó, việc theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho trẻ. Bất kể mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm tinh hoàn đã bước đến giai đoạn nào thì việc tìm kiếm sự hỗ trợ y tế là cần thiết để đảm bảo việc điều trị được thực hiện một cách tốt và mang lại hiệu quả tối ưu cho trẻ.
Xem Thêm Bài Viết Khác
2. Dấu hiệu viêm tinh hoàn ở trẻ em dễ nhận biết
Viêm tinh hoàn ở trẻ em – Bệnh về tinh hoàn được chia thành hai giai đoạn từ nhẹ đến nặng dựa trên các biểu hiện của bệnh. Ở giai đoạn bệnh còn nhẹ, các biểu hiện có thể bị nhầm lẫn đối với các bệnh lý mà trẻ thường mắc nên yêu cầu phụ huynh cần thực sự tinh tế trước sự thay đổi của trẻ:
Viêm tinh hoàn cấp tính ở trẻ em xuất hiện khi bộ phận sinh dục của trẻ bắt đầu thể hiện dấu hiệu bất thường. Dấu hiệu chính của giai đoạn này là sự sưng tấy và căng bóng của vùng bìu. Khi chạm vào, phụ huynh có thể cảm nhận được tinh hoàn bị cứng và sưng. Còn trẻ sẽ phải trải qua cơn đau ở vùng tinh hoàn, vùng bẹn, bụng dưới và đùi. Dấu hiệu đi kèm như ớn lạnh, buồn nôn, sốt cao, tinh thần trẻ uể oải.
Viêm tinh hoàn cấp tính ở trẻ em bị kéo dài, không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm tinh hoàn mãn tính. Dấu hiệu nhận biết của giai đoạn này chính là các dấu hiệu ở giai đoạn cấp tính đã trở nặng hơn, mức độ sưng đau tinh hoàn trở nên rõ rệt và đau kéo dài. Trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt, mất tập trung, dễ mửa, và thậm chí chán ăn.
3. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ em bị viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn ở trẻ em được điều trị và phòng ngừa dễ dàng hơn khi xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, có 6 nguyên nhân được phát hiện là rất phổ biến đối với các ca bệnh này, bao gồm:
Hẹp bao quy đầu
- Hẹp bao quy đầu là một nguyên nhân phổ biến đầu tiên gây ra viêm tinh hoàn ở trẻ em. Thường xảy ra khi trẻ nhỏ bị hẹp bao quy đầu bẩm sinh dẫn đến việc nước tiểu và chất thải không được loại bỏ một cách hiệu quả từ bao quy đầu. Sự tích tụ này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm, lan tỏa từ bao quy đầu sang các vùng xung quanh.
Tổn thương cơ quan sinh dục
- Trẻ em thường rất năng động nên tình trạng ngã, va đập hoặc tổn thương vùng bìu cũng có thể gây ra viêm tinh hoàn. Sự tổn thương này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tinh hoàn, gây nhiễm trùng.
Vệ sinh không đúng cách
- Vệ sinh không đảm bảo và sạch sẽ vùng kín là một nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục, không riêng gì viêm tinh hoàn. Phần lớn trẻ nhỏ chưa nhận thức về việc chăm sóc cơ thể nên việc giúp bé duy trì vệ sinh hàng ngày là rất quan trọng.
Biến chứng của bệnh quai bị
- Bệnh quai bị có thể dẫn đến biến chứng gây viêm tinh hoàn do virus quai bị có trong cơ thể người bệnh di chuyển xuống tinh hoàn và gây viêm. Do đó, khi trẻ bị bệnh quai bị, việc theo dõi và điều trị kịp thời là cần thiết để tránh biến chứng.
Hệ quả từ các bệnh lý khác
- Viêm tinh hoàn cũng có thể là kết quả của tác động của một số bệnh lý khác như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo,…
Lạm dụng tình dục
- Trẻ em bị lạm dụng tình dục có nguy cơ cao hơn mắc viêm tinh hoàn và gây ra các vấn đề y tế nghiêm trọng khác.
4. Viêm tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm tinh hoàn ở trẻ em có nguy hiểm không? Đáp án chắc chắn là có. Bởi dù là nam giới trưởng thành bị viêm tinh hoàn cũng bị bệnh dày vò thì với các bé sức đề kháng còn yếu bệnh sẽ dễ dàng lây lan và nhanh chóng phát triển thành những biến chứng nguy hiểm hơn.
Biến chứng
✅ Viêm tinh hoàn toàn bộ | ★ Viêm tinh hoàn mới bắt đầu thường bị viêm một bên và khi bệnh kéo dài có thể lan rộng và ảnh hưởng đến bên tinh hoàn còn lại. Tình trạng này được gọi là viêm tinh hoàn toàn bộ và có thể gây ra xơ hóa tinh hoàn, teo tinh hoàn,… |
✅ Nguy cơ vô sinh trong tương lai | ★ Nếu không được điều trị kịp thời hoặc xử lý không đúng cách, viêm tinh hoàn có thể dẫn đến vấn đề vô sinh trong tương lai khi trẻ trưởng thành do chức năng sản xuất tinh trùng trong tinh hoàn bị ảnh hưởng. |
✅ Nhiễm trùng lan rộng | ★ Viêm tinh hoàn lan rộng có thể gây nhiễm trùng ở các vùng khác trong cơ thể dẫn đến các vấn đề như hoại tử tinh hoàn, viêm đường tiết niệu, viêm mào tinh hoàn,… nghiêm trọng hơn có thể là nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến tử vong. |
✅ Tác động tiêu cực đến tâm lý | ★ Viêm tinh hoàn gây ra đau đớn, khó chịu dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực to lớn đối với tâm lý và tinh thần của trẻ. |
✅ Tình trạng tái phát | ★ Trong một số trường hợp, viêm tinh hoàn có thể tái phát sau khi điều trị do điều trị sai cách, điều trị không dứt điểm dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vòng lặp. |
5. Các cách chữa viêm tinh hoàn ở trẻ em
Trong việc điều trị viêm tinh hoàn ở trẻ em, việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp là điều cực kỳ quan trọng, và bác sĩ sẽ dựa vào tiến triển của bệnh để đưa ra quyết định hợp lý. Dưới đây là một số phương án điều trị tiên tiến và hiệu quả trong việc đối phó với viêm tinh hoàn ở trẻ em.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Viêm tinh hoàn do virus hoặc vi khuẩn hoành hành sẽ được bác sĩ kê một loạt thuốc kháng sinh để tiêu diệt virus/vi khuẩn, từ đó cải thiện được các triệu chứng của viêm nhiễm.
Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng rất dễ xảy ra kích ứng, tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng sinh nên phụ huynh cần quan sát cẩn thận để kịp thời liên hệ với bác sĩ khi có điều bất thường.
Sử dụng phương pháp nâng đỡ
Cải tiến hơn việc dùng mỗi thuốc kháng sinh, phương pháp này sẽ kết hợp thêm việc cố định tinh hoàn vào vị trí cố định và chườm lạnh. Tuy nhiên, về cơ bản phương pháp này phụ thuộc lớn vào tác dụng của thuốc kháng sinh nên những gì cần lưu ý ở phương pháp trên vẫn được áp dụng ở phương pháp này.
Sử dụng hệ thống sóng tiêu viêm ZW – 1001 tiên tiến
Hệ thống ZW – 1001 sẽ tạo ra các sóng ngắn có tác dụng làm tăng nhiệt độ đến khu vực bị viêm nhiễm, tăng cường tuần hoàn máu, sản sinh phân tử miễn dịch kết hợp cùng axitamin để chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm, giảm đau, tiêu sưng, tiêu viêm.
ZW – 1001 được xem là phương pháp điều trị phù hợp với mọi đối tượng bị bệnh nam khoa, đặc biệt là trẻ em. Bởi phương pháp này không gây ra tổn thương và đau đớn, giảm thiểu tối đa loại kháng sinh không cần thiết và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
6. Cách phòng tránh bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em hiệu quả
Trẻ em với hệ thống miễn dịch còn đang phát triển, thường dễ bị tác động xấu từ các tác nhân gây bệnh. Trong đó, viêm tinh hoàn ở trẻ em đã trở thành mối lo ngại lớn. Vậy để đảm bảo sức khỏe cho các bé.
Phụ huynh cần áp dụng những biện pháp phòng tránh ngay tại nhà
- Tiêm vắc-xin quai bị: đây là biện pháp phòng ngừa quan trọng, giúp giảm nguy cơ mắc viêm tinh hoàn. Việc tiêm vắc-xin đúng lúc và theo đúng lịch trình được khuyến nghị sẽ giúp tăng cường sức kháng cho trẻ.
- Hạn chế tiếp xúc gần với người bệnh: trẻ nên tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh quai bị để tránh lây nhiễm. Việc đeo khẩu trang khi đến nơi đông người cũng là một biện pháp hiệu quả.
- Vệ sinh hàng ngày: phụ huynh cần hướng dẫn và giúp trẻ vệ sinh vùng kín đúng cách hàng ngày bằng nước sạch. Giải thích cho trẻ hiểu rõ về tầm quan trọng của việc này để trẻ có thói quen vệ sinh tốt từ nhỏ.
- Chọn quần áo thoáng mát: trong những ngày nắng nóng, trẻ nên mặc quần áo thoải mái, thoáng mát để tránh tình trạng tăng nhiệt độ vùng kín.
- Chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý: xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho hệ thống miễn dịch của trẻ.
- Kiểm tra định kỳ: đưa trẻ đến bác sĩ kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 6 tháng/lần giúp phát hiện và điều trị các bệnh liên quan đúng lúc.
Như vậy
Viêm tinh hoàn ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về sau. Vì vậy, việc phát hiện sớm, điều trị sớm và tuân thủ các cách phòng ngừa bệnh viêm tinh hoàn ở trẻ em là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, nếu phụ huynh cần nắm bắt thêm thông tin chi tiết hơn hay cần bác sĩ chuyên khoa tư vấn trực tiếp có thể liên hệ ngay đến Phòng khám Đa Khoa Việt Sing hotline 0222.730.2022.
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.