Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia nổi tiếng đến từ Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, vừa thuận tiện lại tiết kiệm. Chọn Việt Sing là sự đảm bảo cho sức khỏe của bạn!
Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên gia tại Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, thuận tiện, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe của bạn.

11+ Nguyên nhân chậm kinh nguyệt thường gặp ở chị em và cách cải thiện

Chậm kinh nguyệt là tình trạng không còn xa lạ với nhiều chị em phụ nữ. Dù ở độ tuổi nào, chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân chậm kinh nguyệt thường gặp, dấu hiệu cảnh báo bất thường và cách cải thiện tình trạng an toàn, khoa học giúp chu kỳ ổn định trở lại là yếu tố hàng đầu. 

1. Chậm kinh nguyệt là gì?

Trước khi làm rõ nguyên nhân chậm kinh nguyệt là do đâu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua về hiện tượng này ở chị em phụ nữ.

Chậm kinh nguyệt là hiện tượng chu kỳ kinh đến muộn hơn so với các chu kỳ trước đó. Trung bình, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ kéo dài khoảng 28 – 32 ngày. Nếu sau 35 ngày kể từ kỳ kinh trước mà vẫn chưa xuất hiện kinh mới thì có thể được xem là bạn đang bị chậm kinh.

Theo các chuyên gia, tình trạng bị chậm kinh nguyệt chỉ xảy ra một vài lần trong năm thì được đánh giá là không nguy hiểm. Ngược lại, nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên thì chị em cần đặc biệt chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt, bệnh lý phụ khoa hoặc thậm chí là dấu hiệu mang thai sớm.

Tìm hiểu tình trạng chậm kinh nguyệt là gì ?

Tìm hiểu tình trạng chậm kinh nguyệt là gì ?

2. 11 nguyên nhân chậm kinh nguyệt thường gặp nhất

Nguyên nhân chậm kinh nguyệt thường rất đa dạng bởi đây được coi như “tấm gương” phản ánh tình trạng sức khoẻ tổng thể của chị em phụ nữ, đặc biệt là sức khoẻ của cơ quan sinh sản. 

Để làm rõ hơn về tình trạng này, chị em hãy tham khảo qua +11 nguyên nhân khiến chị em bị trễ kinh nguyệt dưới đây do chuyên gia tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing chia sẻ:

2.1 Do căng thẳng stress kéo dài

Một trong những lý do chậm kinh nguyệt thường gặp nhất chính là căng thẳng, stress kéo dài. Khi chị em bị căng thẳng, stress kéo dài, cơ thể sẽ bắt tăng sản sinh hormone cortisol – loại hormone làm ảnh hưởng đến vùng dưới đồi (hypothalamus), là trung tâm điều khiển các hormone sinh sản trong cơ thể.

Khi vùng dưới đồi bị ảnh hưởng, chu kỳ rụng trứng có thể bị gián đoạn, dẫn đến tình trạng trễ kinh hoặc mất kinh tạm thời. Ngoài ra, stress cũng khiến các triệu chứng tiền kinh nguyệt trở nên nặng nề hơn như: đau bụng kinh, cáu gắt, mệt mỏi…

2.2 Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và là nguyên nhân hàng đầu gây rối loạn kinh nguyệt, trong đó có tình trạng trễ kinh nguyệt hoặc mất kinh kéo dài.

Ở người mắc PCOS, buồng trứng thường xuất hiện nhiều nang nhỏ không phát triển hoàn toàn, khiến quá trình rụng trứng bị cản trở. Do không rụng trứng đều đặn, chu kỳ kinh nguyệt sẽ trở nên dài hơn, không đều, thậm chí mất kinh trong nhiều tháng.

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ mắc PCOS thường có mức androgen (hormone nam) cao hơn bình thường, gây ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ và làm gián đoạn quá trình kinh nguyệt.

Chậm kinh nguyệt do hội chứng buồng trứng đa năng

Chậm kinh nguyệt do hội chứng buồng trứng đa năng

2.3 Mắc bệnh phụ khoa

Các bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung,… là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến chu kỳ kinh nguyệt bị chậm hoặc rối loạn. Những tổn thương tại tử cung, buồng trứng, cổ tử cung hay âm đạo có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ sinh sản và gây rối loạn nội tiết – yếu tố trực tiếp dẫn đến trễ kinh, kinh thưa, kinh ra ít hoặc mất kinh.

Để chắc chắn về bệnh lý phụ khoa gây chậm kinh, chị em cần chủ động thăm khám để được bác sĩ tư vấn chi tiết nhất.

2.4 Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai thường chứa hormone estrogen và progesterone – có tác dụng ngăn cản quá trình rụng trứng, từ đó giúp phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, chính sự can thiệp vào hormone sinh dục này lại là nguyên nhân phổ biến gây chậm kinh hoặc mất kinh tạm thời ở nhiều phụ nữ.

Thông thường, phụ nữ bị trễ kinh nguyệt do tác dụng phụ của thuốc tránh thai thì chu kỳ kinh có thể trở lại bình thường sau 1- 3 tháng sau khi ngừng thuốc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mất kinh kéo dài đến 6 tháng – được gọi là vô kinh sau ngừng thuốc tránh thai và cần can thiệp y tế để điều trị.

Nguyên nhân chậm kinh nguyệt do sử dụng thuốc tránh thai

Nguyên nhân chậm kinh nguyệt do sử dụng thuốc tránh thai

2.5 Mang thai

Mang thai cũng là một trong những nguyên nhân chậm kinh nguyệt phổ biến nhất ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Khi trứng được thụ tinh và làm tổ thành công trong tử cung, cơ thể sẽ ngừng chu kỳ rụng trứng và kinh nguyệt để tập trung nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, trễ kinh là một trong những dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ.

2.6 Tập thể dục quá sức

Tập thể dục thể thao thường xuyên là biện pháp tốt để duy trì sức khỏe cũng như điều hoà nội tiết tố. Tuy nhiên, bất kỳ hoạt động nào cũng cần duy trì có chừng mực, vừa đủ. Bởi khi tập luyện quá sức, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái stress thể chất, khiến hormone cortisol tăng cao và gây ức chế hoạt động của vùng dưới đồi – nơi kiểm soát các hormone sinh sản như FSH, LH, estrogen và progesterone dẫn đến chu kỳ rụng trứng bị gián đoạn, niêm mạc tử cung không bong tróc đúng chu kỳ dẫn đến chậm kinh.

Bị trễ kinh nguyệt do tập thể dục quá sức

Bị trễ kinh nguyệt do tập thể dục quá sức

2.7 Sử dụng chất kích thích

Một nguyên nhân trễ kinh nguyệt phổ biến khác chính là sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…Các chất kích thích có trong các loại thực phẩm trên có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone sinh sản từ đó gây rối loạn rụng trứng và khiến kinh nguyệt không đều.

2.8 Thay đổi cân nặng đột ngột

Thay đổi cân nặng đột ngột, dù là tăng hay giảm nhanh chóng cũng có thể là lý do trễ kinh nguyệt ở chị em. Khi bạn giảm cân quá nhanh, cơ thể sẽ không đủ năng lượng để duy trì các chức năng sinh lý bình thường, đặc biệt là sản xuất hormone estrogen dẫn đến trứng không rụng đúng chu kỳ gây trễ kinh. 

Ngược lại, tăng cân nhanh chóng có thể làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, đặc biệt nếu bạn tăng mỡ bụng. Sự dư thừa estrogen cũng gây rối loạn quá trình rụng trứng, dẫn đến kinh nguyệt không đều.

Chậm kinh từ việc thay đổi cân nặng đột ngột

Chậm kinh từ việc thay đổi cân nặng đột ngột

2.9 Giai đoạn cho con bú/ sau sinh

Sau khi sinh con, cơ thể phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi, đặc biệt là trong quá trình cho con bú. Khi phụ nữ cho con bú, cơ thể sản xuất nhiều prolactin, hormone này có vai trò kích thích sản xuất sữa. Tuy nhiên, prolactin cũng ức chế hoạt động của hormone estrogen, khiến quá trình rụng trứng bị ngừng lại và chu kỳ kinh nguyệt không xuất hiện.

2.10 Rối loạn nội tiết tố

Ngoài các nguyên nhân kể trên, rối loạn nội tiết tố cũng là một trong những nguyên nhân làm trễ kinh nguyệt phổ biến ở nữ giới. Nội tiết tố (hormone) đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là các hormone như estrogen, progesterone, FSH (hormone kích thích nang trứng) và LH (hormone hoàng thể hóa). Khi những hormone này mất cân bằng, quá trình rụng trứng và bong niêm mạc tử cung sẽ bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến trễ kinh, kinh nguyệt không đều hoặc thậm chí mất kinh.

Rối loạn nội tiết tố gây chậm kinh nguyệt

Rối loạn nội tiết tố gây chậm kinh nguyệt

2.11 Do mãn kinh sớm

Mãn kinh sớm là tình trạng xảy ra khi buồng trứng ngừng hoạt động trước tuổi 40, dẫn đến việc chậm kinh hoặc mất kinh nguyệt. Ngoài ra, mãn kinh sớm cũng có thể làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, gây ra rối loạn chu kỳ kinh nguyệt trước khi hoàn toàn mất kinh.

Nguyên nhân chậm kinh nguyệt rất đa dạng, do đó để chắc chắn về nguyên nhân khiến bản thân bị trễ kinh, chị em hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tìm ra hướng điều trị phù hợp nhất nhé!

3. Cách cải thiện tình trạng bị chậm kinh nguyệt

Với các nguyên nhân chậm kinh nguyệt kể trên, chị em có thể thấy tình trạng chậm kinh nguyệt không phải lúc nào cũng nguy hiểm. Nhiều trường hợp chậm kinh nguyệt có thể cải thiện bằng việc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống. Ngược lại, nếu tình trạng chậm kinh nguyệt kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường thì nên thăm khám để điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số biện pháp cải thiện tình trạng chậm kinh nguyệt hiệu quả mà chị em có thể tham khảo:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học bằng cách ăn đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên thực phẩm giàu vitamin B6, E, sắt, omega-3, rau xanh và hoa quả tươi. Uống đủ nước, hạn chế thức ăn nhanh, đồ ngọt cũng như đồ uống chứa chất kích thích và chất béo bão hòa.
  • Giữ tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng bằng cách thiền, yoga, đọc sách cũng như ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm để hỗ trợ cơ thể tái tạo hormone.
  • Tập thể dục điều độ với các bài tập nhẹ nhàng như đạp xe, bơi lội,…Hạn chế tập luyện quá sức vì có thể khiến cơ thể mất năng lượng và ức chế rụng trứng.
  • Đi khám phụ khoa định kỳ: Nếu bạn bị chậm kinh kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng như đau bụng dữ dội, ra máu bất thường, khí hư hôi,… thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Chị em có thể tham khảo thăm khám tại Đa khoa Quốc tế Việt Sing – cơ sở chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại giúp quá trình chẩn đoán diễn ra nhanh chóng, chính xác nhất.
Cách cải thiện tình trạng chậm kinh nguyệt ở nữ giới

Cách cải thiện tình trạng chậm kinh nguyệt ở nữ giới

4. Câu hỏi thường gặp về trình trạng chậm kinh nguyệt 

Ngoài các thông tin giải đáp về nguyên nhân chậm kinh nguyệt kể trên, nhiều chị em cũng có chung thắc mắc về vấn đề chậm kinh nguyệt như sau:

4.1 Trễ kinh bao lâu thì có thai?

Nếu như trước đó bạn có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai thì trễ kinh từ 5 – 7 ngày trở lên có thể là dấu hiệu sớm của mang thai.

Để chắc chắn về việc trễ kinh có phải do mang thai không, bạn nên chủ động sử dụng que thử thai để kiểm tra hoặc đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm máu/hCG để có kết quả chính xác hơn

4.2 Trễ kinh nguyệt có sao không?

Trễ kinh 1–2 lần trong năm là chuyện khá phổ biến và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn trễ kinh liên tục, kéo dài, kèm theo các biểu hiện như đau bụng, khí hư bất thường, tăng cân nhanh,… thì có thể là dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa như rối loạn nội tiết, viêm nhiễm phụ khoa, hội chứng buồng trứng đa nang,…Lúc này bạn nên đi khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

4.3 Bị trễ kinh 2 tuần có bình thường không?

Trễ kinh 2 tuần có thể do mang thai, stress, rối loạn nội tiết, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học, hoặc các vấn đề bệnh lý phụ khoa.

Nếu tình trạng này không phải do thai kỳ, bạn nên theo dõi thêm và đi khám nếu trễ kinh kéo dài quá 2–3 chu kỳ liên tục, hoặc kèm triệu chứng bất thường.

4.4 Trễ kinh có cần uống thuốc không?

Không nên tự ý dùng thuốc điều hòa kinh nguyệt nếu chưa xác định được nguyên nhân gây trễ kinh. Việc dùng sai thuốc có thể làm rối loạn nội tiết nghiêm trọng hơn.

Vì vậy, trước khi quyết định xem trễ kinh có cần uống thuốc không, bạn nên đi khám và chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Toàn bộ thông tin giải đáp về “nguyên nhân chậm kinh nguyệt” đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài. Nếu cần thăm khám, kiểm tra nguyên nhân chính xác gây chậm kinh nguyệt, bạn có thể đến Đa khoa Quốc tế Việt Sing – 169 Hoàng Hoa Thám, Võ Cường, Bắc Ninh hoặc liên hệ hotline 0222.730.2022 để được hỗ trợ.

5/5 - (3 votes)
Bài viết liên quan
Trễ kinh 1 tuần có sao không: 7 Nguyên nhân & cách xử lý
Trễ kinh 1 tuần có sao không: 7 Nguyên nhân & cách xử lý

“Trễ kinh 1 tuần có sao không?” là câu hỏi thường gặp của nhiều chị em khi nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt không diễn ra như bình thường. Trễ kinh có thể là dấu hiệu của việc mang thai,...

Kinh nguyệt không đều có thai được không? [ Giải đáp từ bác sĩ ]
Kinh nguyệt không đều có thai được không? [ Giải đáp từ bác sĩ ]

Chu kỳ kinh nguyệt là một yếu tố quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của phụ nữ. Nhiều chị em bị trình trạng kinh nguyệt không đều thường băn khoăn liệu kinh nguyệt không đều có thai được...

Kinh nguyệt không đều sau sinh cần đi khám khi có biểu hiện gì?
Kinh nguyệt không đều sau sinh cần đi khám khi có biểu hiện gì?

Tình trạng kinh nguyệt không đều sau sinh là hiện tượng khá phổ biến ở các chị em sau khi sinh và thường sẽ dần ổn định trở lại theo thời gian. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có...

Đăng ký khám