

Bị áp xe hậu môn uống thuốc gì hiệu quả? Chia sẽ từ bác sĩ
Hiện nay, phần lớn các trường hợp áp xe hậu môn được điều trị bằng phương pháp kết hợp giữa nội khoa (sử dụng thuốc) và ngoại khoa (phẫu thuật dẫn lưu hoặc cắt bỏ ổ áp xe). Vậy khi mắc áp xe hậu môn uống thuốc gì để hỗ trợ giúp qua trình hồi phục nhanh chóng hiệu quả?
Áp xe hậu môn là gì?
Apxe hậu môn là khi các mô mềm quanh ống hậu môn bị viêm trong một thời gian dài, gây ra mủ và hình thành các ổ apxe. Các ổ áp xe sẽ tiếp tục lan rộng ra các bộ phận và cơ quan xung quanh nếu không được xử lý kịp thời. Điều này khiến người bệnh đau đớn và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.
Dựa vào vị trí xuất hiện ổ áp xe mà bệnh lý áp xe hậu môn được chia ra làm 4 loại cụ thể như sau:
- Áp xe quanh hậu môn: Đến 60% các trường hợp mắc phải là do áp xe quanh hậu môn. Thông thường, áp xe quanh hậu môn xuất hiện dưới dạng mủ dưới da, sưng đau, có màu đỏ và ấm khi chạm vào.
- Áp xe hố ngồi trực tràng: Đây là loại áp xe thứ hai phổ biến, được tạo ra do sự chèn ép xuyên qua cơ thắt hậu môn bên ngoài và đi vào bên trong trực tràng. Một áp xe móng ngựa có thể phát triển từ khoang sâu phía sau hậu môn.
- Áp xe giữa các cơ thắt: Đây là do sự chèn ép giữa các cơ thắt bên trong và ngoài của hậu môn. Loại áp xe này, gây đau đớn, có thể nằm hoàn toàn trong ống hậu môn và chỉ được phát hiện thông qua khám trực tràng hoặc nội soi kỹ thuật số.
- Áp xe trên cơ thắt: Loại áp xe hậu môn này thường ít phổ biến nhất gây đau vùng chậu và trực tràng và thường được chẩn đoán bằng chụp cắt lớp vi tính.
Áp xe hậu môn là gì?
Nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe hậu môn?
Theo nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng áp xe hậu môn này, có cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan:
- Do viêm nhiễm ở vùng hậu môn, chẳng hạn như bệnh trĩ, viêm loét đại tràng, rò hậu môn,
- Sau khi thực hiện các phẫu thuật ngoại khoa như tiểu phẫu viêm niệu đạo, vùng xương cụt, sinh mổ và các phẫu thuật khác tại hậu môn trực tràng, người bệnh không vệ sinh vết mổ an toàn, dẫn đến viêm nhiễm và cuối cùng dẫn đến áp xe hậu môn.
- Do một số loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh lý vùng hậu môn trực tràng có nhiều tác dụng phụ, có thể dẫn đến hoại tử và áp xe.
- Do hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm, gây ra ổ áp xe.
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra áp xe hậu môn cũng là yếu tố quyết định việc bị áp xe hậu môn uống thuốc gì phù hợp. Do đó, cần thăm khám chuyên khoa cẩn thận để nghe tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.
Điều trị áp xe hậu môn như nào hiệu quả cao?
Bệnh áp xe hậu môn có thể gây ra nhiều mối nguy hại cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Những mối nguy hại này bao gồm bệnh rò hậu môn, viêm nang lông quanh hậu môn, gây viêm loét nhiễm trùng máu, xương cụt do kích thích mao mạch, viêm mao nang,….
Vị trí khối áp xe và mức độ viêm nhiễm quyết định phương pháp điều trị áp xe hậu môn. Nếu viêm nhiễm nhẹ, người bệnh sẽ nhận được điều trị nội khoa dùng thuốc hoặc điều trị ngoại khoa phẫu thuật, cắt bỏ khối áp xe.
Để đạt được kết quả tốt điều trị nội khoa thường được kết hợp với điều trị ngoại khoa trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân. Lúc đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn bạn bị áp xe hậu môn dùng kháng sinh gì hay can thiệp phương pháp phẫu thuật nào sau khi thăm khám sẽ chỉ định cụ thể.
Điều trị áp xe hậu môn như nào hiệu quả cao?
Bị áp xe hậu môn uống thuốc gì an toàn?
Có lẽ một trong những thắc mắc phổ biến của người bệnh khi bị áp xe hậu môn là áp xe hậu môn uống thuốc gì để điều trị hiệu quả. Tùy theo từng tình trạng bệnh lý cũng như thể trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định từng người bị áp xe hậu môn nên uống thuốc gì an toàn, hiệu quả, phù hợp.
Theo bác sĩ Ngoại khoa Bác sĩ CKI Nguyễn Đình Lý ” Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh áp xe hậu môn khác nhau với những công dụng, cách sử dụng tuỳ thuộc vào mỗi tính trạng cụ thể ” .
Thuốc kháng sinh
Một trong những loại thuốc đặc biệt phổ biến khi điều trị áp xe hậu môn là thuốc kháng sinh. Bệnh nhân có nhiễm trùng lan rộng hoặc bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao (đái tháo đường, suy giảm miễn dịch…) thường được kê đơn kháng sinh.
Không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị áp xe hậu môn đặc biệt là trong trường hợp ổ áp xe đã hình thành và cần phải rạch dẫn lưu mủ. Vì vậy việc dùng thuốc kháng sinh chỉ là hỗ trợ điều trị.
Vậy thuốc kháng sinh điều trị áp xe hậu môn nào phổ biến? Có thể kể đến như Metronidazole (Flagyl) 500mg, Ciprofloxacin (Cipro) 500mg hay là sự kết hợp của Metronidazole + Ciprofloxacin, Amoxicillin + Acid clavulanic,…
Thuốc giảm đau, kháng viêm
Ngoài thuốc kháng sinh thì áp xe hậu môn uống thuốc gì hiệu quả? Thuốc giảm đau và kháng viêm rất quan trọng trong điều trị áp xe hậu môn vì chúng giúp giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng sống trong thời gian chờ điều trị dứt điểm (thường là dẫn lưu mủ). Thuốc này không phải là một thay thế cho việc điều trị nguyên nhân mà chỉ là một hỗ trợ tạm thời.
Một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm quen thuộc thường được chỉ định là Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam hoặc Piroxicam.
Thuốc nhuận tràng
Không chỉ có kháng sinh điều trị áp xe hậu môn hay thuốc giảm đau, kháng viêm mới có tác dụng mà thuốc nhuận tràng cũng thường được chỉ định trong phác đồ bị áp xe hậu môn uống thuốc gì hiệu quả. Thuốc nhuận tràng thường được sử dụng trong điều trị áp xe hậu môn để giúp bệnh nhân đi đại tiện dễ dàng hơn và ngăn ngừa rặn mạnh gây đau hoặc làm tổn thương thêm vùng viêm, đặc biệt sau khi rạch dẫn lưu ổ mủ.
Có thể kể đến những loại thuốc nhuận tràng phổ biến với liều lượng sử dụng cụ thể thường được bác sĩ kê đơn, chỉ định như Lactulose, Psyllium, Docusate sodium, Bisacodyl, Senna,…
Thuốc bôi tại chỗ
Mặc dù không có tác dụng chính trong phác đồ áp xe hậu môn uống thuốc gì nhưng các loại thuốc nhuận tràng hay kháng sinh áp xe hậu môn nhưng thuốc bôi tại chỗ vẫn có tác dụng thúc đẩy hỗ trợ quá trình điều trị nhanh chóng.
Thuốc bôi tại chỗ có tác dụng chính là giảm đau, kháng viêm nhẹ, giảm khó chịu bên ngoài bởi không thể thấm sâu vào bên trong ổ áp xe để tiêu mủ. Một số thuốc bôi hỗ trợ có thể được bác sĩ chỉ định như Lidocaine (Xylocaine), Benzocaine, Emla, Bepanthen,…
Áp xe hậu môn uống thuốc gì an toàn và hiệu quả
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị áp xe hậu môn
Qua những chia sẻ về từng loại thuốc điều trị áp xe hậu môn thì chắc hẳn mọi người đã biết được người bị áp xe hậu môn uống thuốc gì hiệu quả, an toàn rồi. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân thắc mắc rằng, liệu áp xe hậu môn uống thuốc có hết không thì câu trả lời ra sao?
Việc uống thuốc có khỏi bệnh áp xe hậu môn hay không còn phụ thuộc vào việc bạn sử dụng thuốc ra sao, có chính xác không. Do đó, bác sĩ chuyên khoa đã chỉ một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc trị áp xe hậu môn như sau:
- Chỉ sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là khi sử dụng thuốc gây tê hoặc kháng sinh. Đảm bảo dùng đúng liều và đủ thời gian, ngay cả khi có đỡ.
- Cần thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn bị ngứa, nổi mề đay hoặc khó thở và không bôi thuốc trực tiếp vào vùng có mủ chảy ra.
- Nếu bạn có bệnh dạ dày, gan hoặc thận, bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau hoặc kháng viêm. Đặc biệt, bạn nên tránh sử dụng thuốc chung với những người có khả năng lây nhiễm chéo.
- Không tự ý mua các loại thuốc về điều trị tại nhà nếu chưa thăm khám và chưa có chỉ định điều trị bằng thuốc của bác sĩ chuyên khoa, nguy cơ biến chứng rất cao.
Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị áp xe hậu môn
Thông tin chia sẻ về từ bác sĩ chuyên khoa tại Đa Khoa Quốc Tế Việt Sing đã làm rõ vấn đề bị áp xe hậu môn uống thuốc gì hiệu quả, an toàn. Hy vọng bài viết trên đã giúp mọi người hiểu hơn về phác đồ điều trị của căn bệnh này. Nếu có thắc mắc bệnh lý cần hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, hãy liên hệ trực tiếp đến hotline 0222 730 2022 ngay nhé.