Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia nổi tiếng đến từ Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, vừa thuận tiện lại tiết kiệm. Chọn Việt Sing là sự đảm bảo cho sức khỏe của bạn!
Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên gia tại Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, thuận tiện, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe của bạn.

[Cảnh báo] 05 biến chứng nguy hiểm khi áp xe hậu môn tự vỡ

Áp xe hậu môn là tình trạng không hiếm gặp ở người bị nhiễm trùng vùng hậu môn – trực tràng. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan hoặc nhầm tưởng rằng áp xe tự vỡ sẽ tự khỏi, trong khi đây lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang diễn tiến nặng và có nguy cơ biến chứng cao. Vậy áp xe hậu môn là gì? Tại sao lại tự vỡ? áp xê hậu môn tự vỡ có nguy hiểm không và cần xử lý như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Áp xe hậu môn là tình trạng gì ?

Áp xe hậu môn là tình trạng viêm nhiễm cấp tính ở vùng hậu môn – trực tràng chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập gây ra dẫn đến sự hình thành ổ mủ dưới da hoặc trong các mô mềm quanh hậu môn.  

Tương tự như các bệnh lý hậu môn trực tràng, áp xe hậu môn cũng gây ra các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh như sau:

  • Đau nhức âm ỉ quanh hậu môn, đặc biệt là khi ngồi hoặc đại tiện
  • Quanh khu vực hậu môn có cảm giác sưng phồng, tấy đỏ, sờ vào thấy một khối cứng nóng rát hơi đau
  • Người bệnh có thể bị sốt, ớn lạnh, mệt mỏi kèm theo cảm giác chán ăn
  • Hậu môn chảy dịch mủ màu vàng hoặc xanh kèm theo mùi hôi khó chịu
  • Cảm giác đau rát, mót rặn, thậm chí chảy máu hậu môn khi đại tiện

Nếu để Áp xe hậu môn tự vỡ có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm xảy ra ở bệnh lý áp xe hậu môn.

Áp xe hậu môn là tình trạng gì ?

Áp xe hậu môn là tình trạng gì ?

Áp xe hậu môn tự vỡ do nguyên nhân nào?

Áp xe hậu môn tự vỡ là tình trạng ổ mủ quanh hậu môn bị vỡ ra một cách tự nhiên, thường do không được điều trị đúng cách hoặc để bệnh tiến triển quá lâu. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến áp xe hậu môn hình thành và tự vỡ:

  • Không được điều trị kịp thời: Khi bị viêm nhiễm, mủ tích tụ ngày càng nhiều dưới da gây áp lực lớn lên thành mô mềm quanh hậu môn. Nếu không được điều trị hoặc dẫn lưu đúng cách, ổ áp xe tự phá vỡ bề mặt da để thoát mủ ra ngoài.
  • Điều trị không đúng cách: Tự dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc mỡ bôi ngoài da, khiến bệnh thuyên giảm tạm thời nhưng ổ mủ vẫn tiếp tục phát triển ngầm bên trong và tự vỡ khi đủ lớn.
  • Cọ xát hoặc tác động mạnh vào vùng áp xe: Ngồi quá lâu, đi lại nhiều, vận động mạnh hoặc vô tình tác động vào vùng hậu môn đang bị sưng viêm cũng khiến ổ áp xe bị vỡ ra.
  • Bệnh lý vùng hậu môn không được điều trị triệt để: Người từng bị trĩ, nứt hậu môn, rò hậu môn nếu không điều trị triệt để dễ tái viêm, tạo ổ mủ và gây áp xe tự vỡ.
Áp xe hậu môn tự vỡ do nguyên nhân nào?

Áp xe hậu môn tự vỡ do nguyên nhân nào?

5 biến chứng nguy hiểm khi áp xe hậu môn tự vỡ 

Tình trạng áp xe hậu môn tự vỡ chính là báo hiệu cho bệnh lý áp xe hậu môn đã chuyển sang giai đoạn nặng và tiềm ẩn 5 biến chứng nguy hiểm thường gặp dưới đây:

Hình thành rò hậu môn

Đây là biến chứng thường gặp nhất sau khi áp xe hậu môn bị vỡ. Khi ổ mủ vỡ ra, dịch mủ có thể tạo thành các đường hầm dưới da nối từ ổ nhiễm trùng ra bên ngoài và hình thành lỗ rò hậu môn gây rò rỉ phân, dịch mủ có mùi hôi. Rò hậu môn là bệnh lý mãn tính, dễ tái phát, rất khó điều trị dứt điểm khi chỉ dùng thuốc và bắt buộc phải can thiệp phẫu thuật để làm sạch đường rò.

Nhiễm trùng lan rộng

Khi mủ từ áp xe hậu môn tự vỡ không được xử lý sạch sẽ, vi khuẩn có thể lan sang các mô xung quanh, thậm chí lan sâu vào tầng sinh môn, vùng bẹn, cơ mông… gây viêm mô tế bào, áp xe tầng sinh môn, nhiễm trùng toàn thân. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể sốt cao, tụt huyết áp, dẫn đến nhiễm trùng máu – đe dọa tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời.

Hậu môn biến dạng, ảnh hưởng đến chức năng cơ thắt

Áp xe hậu môn tự vỡ làm tổn thương lớp da và mô mềm quanh hậu môn. Nếu viêm lan đến cơ thắt hậu môn, có thể dẫn đến rối loạn chức năng kiểm soát đại tiện, mất tự chủ khi đi ngoài dẫn đến són phân hoặc hẹp hậu môn sau khi lành sẹo.

Tăng nguy cơ tái phát nhiều lần

Ổ vi khuẩn sau khi áp xe tự vỡ thường không được loại bỏ hoàn toàn, mủ vẫn có thể tiếp tục hình thành bên trong. Kết quả là bệnh dễ tái phát nhiều lần với mức độ nặng tăng dần sau mỗi lần tái phát cùng phạm vi tổn thương rộng và khó điều trị hơn.

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và tâm lý

Tình trạng hậu môn bị chảy mủ, đau nhức kéo dài, ngứa rát, mùi hôi khó chịu… khiến người bệnh luôn cảm thấy mất tự tin, lo lắng, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt vợ chồng và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

5 biến chứng nguy hiểm khi áp xe hậu môn tự vỡ 

5 biến chứng nguy hiểm khi áp xe hậu môn tự vỡ

Biện pháp phòng ngừa áp xe hậu môn tự vỡ

Theo các chuyên gia Hậu môn – Trực tràng, để ngăn chặn áp xe hậu môn tự vỡ, người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị ngay từ khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên như sưng đau quanh hậu môn, căng tức, khó chịu khi ngồi hoặc đi lại,…Bên cạnh đó, kết hợp với việc thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt…để tăng cường sức đề kháng trước sự tấn công của vi khuẩn có hại. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp sau:

Thăm khám, điều trị hiệu quả từ sớm

Ngay khi thấy các triệu chứng bất thường của áp xe hậu môn, người bệnh cần chủ động đến ngay các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và điều trị bằng biện pháp phù hợp. Một trong những địa chỉ chuyên khoa hậu môn trực tràng người bệnh có thể tham khảo chính là Đa khoa Quốc tế Việt Sing

Tại đây, bệnh nhân được thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng kết hợp soi hậu môn bằng thiết bị hiện đại, giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí, kích thước ổ áp xe cũng như mức độ viêm nhiễm. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cá nhân hóa, trong đó nổi bật là phương pháp sóng cao tần ITC – công nghệ mới hỗ trợ dẫn lưu mủ hiệu quả, ít xâm lấn, rút ngắn thời gian hồi phục và giảm nguy cơ tái phát.

Giữ vệ sinh hậu môn

Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ là một trong những biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa áp xe hậu môn phát triển lan rộng và tự vỡ. Người bệnh nên:

  • Rửa hậu môn bằng nước sạch hoặc nước ấm sau mỗi lần đi vệ sinh sau đó lau khô bằng khăn mềm
  • Không sử dụng giấy vệ sinh cứng, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh hoặc sản phẩm có hương liệu dễ gây kích ứng.
  • Giữ vùng hậu môn luôn khô ráo, tránh ẩm ướt – môi trường dễ làm vi khuẩn phát triển.

Xây dựng chế độ ăn uống, lối sống khoa học

Chế độ ăn uống cùng lối sống khoa học, lành mạnh sẽ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng từ đó làm chậm sự phát triển của các ổ áp xe. Người bệnh có thể tham khảo chế độ ăn là lối sống như sau:

  • Chế độ ăn: Tăng cường chất xơ tự nhiên từ rau xanh, trái cây tươi kết hợp uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm chứa lợi khuẩn như sữa chua,…
  • Lối sống: Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tránh rặn mạnh khi đi tiêu cũng như nên vận động nhẹ mỗi ngày như đi bộ, yoga,..
Biện pháp phòng ngừa áp xe hậu môn tự vỡ

Biện pháp phòng ngừa áp xe hậu môn tự vỡ

Các thông tin cảnh báo về áp xe hậu môn tự vỡ đã được chia sẻ chi tiết trong bài. Vui lòng liên hệ hotline 0222.730.2022 để được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại Đa khoa Quốc tế Việt Sing hỗ trợ nếu còn các thắc mắc liên quan.

Rate this post
Bài viết liên quan
Bị áp xe hậu môn có tự khỏi được không? – Chuyên gia giải đáp
Bị áp xe hậu môn có tự khỏi được không? – Chuyên gia giải đáp

Áp xe hậu môn là một căn bệnh hậu môn - trực tràng tương đối phổ biến hiện nay. Căn bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến nhiều người tự ti. Nhiều...

Bị áp xe hậu môn uống thuốc gì hiệu quả? Chia sẽ từ bác sĩ
Bị áp xe hậu môn uống thuốc gì hiệu quả? Chia sẽ từ bác sĩ

Hiện nay, phần lớn các trường hợp áp xe hậu môn được điều trị bằng phương pháp kết hợp giữa nội khoa (sử dụng thuốc) và ngoại khoa (phẫu thuật dẫn lưu hoặc cắt bỏ ổ áp xe). Vậy khi...

Áp xe hậu môn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử lý
Áp xe hậu môn là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & cách xử lý

Mặc dù là bệnh lý phổ biến trong nhóm bệnh lý hậu môn trực tràng nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bệnh áp xe hậu môn là gì? Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp...

Đăng ký khám