Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia nổi tiếng đến từ Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, vừa thuận tiện lại tiết kiệm. Chọn Việt Sing là sự đảm bảo cho sức khỏe của bạn!
Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên gia tại Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, thuận tiện, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe của bạn.

Nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả 

Có thể nói trĩ là căn bệnh của đời sống hiện đại bởi xã hội càng phát triển thì lại càng nhiều người bị trĩ. Cũng chính vì vậy việc xác định đúng các dấu hiệu bệnh trĩ để nhận biết sớm căn bệnh này vừa giúp tiết kiệm chi phí điều trị mà còn hạn chế gây hại cho sức khỏe tâm – sinh lý. Tuy nhiên nhiều người dù đã thấy rõ các triệu chứng bệnh trĩ nhưng vẫn cố tình bỏ qua, mặc cho các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hãy cùng các bác sĩ Đa Khoa Quốc Tế Bắc Ninh tìm hiểu về bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ nhé!

1. Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh trĩ như thế nào?

Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh trĩ như thế nào?

Các dấu hiệu bệnh trĩ vô cùng dễ nhận biết qua 2 đặc điểm là xuất huyết hậu môn khi đại tiện và búi trĩ sa ra khỏi hậu môn. Nhận biết bệnh dễ hơn qua các biểu hiện sau: 

Triệu chứng của bệnh trĩ nội

Trĩ nội là một loại bệnh trĩ xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch ở phía trên đường lược (đường phân chia giữa ống hậu môn và trực tràng) bị giãn nở và sa ra ngoài. Bệnh trĩ nội có thể gây ra các triệu chứng như:

  • Xuất huyết hậu môn khi đi đại tiện. Bạn có thể thấy máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh, trong bồn cầu hoặc trên phân.
  • Cảm thấy ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ búi trĩ.
  • Đau hoặc khó chịu, đặc biệt khi ngồi, đi bộ hoặc đại tiện.
  • Sưng quanh hậu môn do búi trĩ sa ra ngoài.
  • Có khối u gần hậu môn mang lại cảm giác khó chịu hoặc đau đớn. Đây có thể là dấu hiệu của búi trĩ huyết khối, tức là máu trong búi trĩ bị đông lại.

Bệnh trĩ nội có thể được phân loại theo mức độ sa của búi trĩ, từ độ 1 đến độ 4:

  • Độ 1: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn, không sa ra ngoài.
  • Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài kèm cảm giác có vật lạ trong hậu môn, có thể tự thụt lại vào khi đi vệ sinh xong.
  • Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi rặn hoặc đi đại tiện, nhưng cần dùng tay nhét vào. Triệu chứng là chảy máu, ngứa, kích thích và sưng ở hậu môn.
  • Độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên và không thể nhét vào. 

Dấu hiệu nhận biết trĩ ngoại

Trĩ ngoại là một loại bệnh trĩ xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch ở phía dưới đường lược (phía ngoài, bờ của hậu môn) bị giãn ra và gấp khúc, nổi lên, che phủ bởi một lớp da mỏng được gọi là búi trĩ. Bệnh trĩ ngoại có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của người bệnh như chảy máu màu đỏ tươi khi đi ngoài, tình trạng đau rát hậu môn xuất hiện âm ỉ cả ngày và đặc biệt đau sau khi rặn. Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn có nhiều màu như xanh, nâu, đỏ thẫm và có hiện tượng chảy dịch từ hậu môn. 

Trĩ ngoại thường gây khó chịu bởi vùng da luôn bị tổn thương – người bệnh luôn bị đau đớn, trĩ ngoại được phân thành 2 loại là: 

  • Trĩ ngoại nhẹ: người bệnh luôn cảm thấy có vật lạ trong hậu môn và có thể lấy tay sờ được cục thịt thừa.
  • Trĩ ngoại nặng: búi trĩ căng phồng và không thể lấy tay đẩy vào trong khiến việc sinh hoạt và làm việc gặp nhiều trở ngại, nhất là có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng – rất nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. 

2. Nguyên nhân hình thành búi trĩ là gì?

Nguyên nhân hình thành búi trĩ là gì?

Sau khi nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ – bệnh hậu môn, nhiều người còn tò mò nguyên nhân hình thành búi trĩ, dựa trên một số ca bệnh điển hình các chuyên gia liệt kê các yếu tố nguy cơ hình thành búi trĩ là:

Rặn khi đi cầu

Khi phân khô hoặc cứng, bạn phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài. Điều này làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ và làm chúng giãn nở và ứ máu.

Ngồi lâu trên bồn cầu

Khi bạn ngồi lâu trên bồn cầu, bạn cũng tạo ra áp lực lên các tĩnh mạch trĩ. Ngoài ra, ngồi lâu còn làm giảm sự tuần hoàn máu ở vùng hậu môn và làm chậm quá trình hồi phục của các tĩnh mạch bị tổn thương.

Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính

Cả hai tình trạng này đều làm thay đổi độ ẩm và độ pH của phân, làm kích thích niêm mạc ống hậu môn và gây viêm nhiễm. Điều này cũng làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ và làm chúng sưng to và chảy máu.

Béo phì

Người béo phì có nguy cơ cao bị bệnh trĩ do áp lực ổ bụng tăng lên. Áp lực này làm cản trở sự hồi lưu máu từ các tĩnh mạch trĩ về tim và gây giãn nở và ứ máu.

Mang thai

Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao bị bệnh trĩ do thai nhi gây áp lực lên các tĩnh mạch trĩ. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cũng làm giảm sự co bóp của các tĩnh mạch và làm chúng dễ bị giãn nở.

Giao hợp qua đường hậu môn

Quan hệ qua đường hậu môn có thể gây tổn thương niêm mạc ống hậu môn và làm cho các tĩnh mạch trĩ bị viêm nhiễm, sưng to và chảy máu.

Chế độ ăn ít chất xơ

Chất xơ giúp phân mềm và dễ đi qua ruột. Nếu bạn ăn ít chất xơ, bạn có thể bị táo bón hoặc phân khô, làm cho bạn phải rặn khi đi cầu. 

3. Bệnh trĩ không chữa có tự khỏi không?

Bệnh trĩ không chữa có tự khỏi không?

Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ xong, nhiều người lại thắc mắc rằng bệnh trĩ nếu không quá ảnh hưởng đến sinh hoạt thì có cần điều trị không vì lo ngại các vấn đề về kinh tế. Các chuyên gia hậu môn – trực tràng nói về vấn đề này như sau: “Trĩ không phải căn bệnh nan y, không ảnh hưởng trực tiếp và không gây nguy hại đến tính mạng của người bệnh trong thời gian ngắn”. 

Tuy nhiên, nếu chủ quan không tham gia thăm khám mà để bệnh tự khỏi, nhiều nguy hiểm mà trĩ có thể gây ra là: 

  • Xuất huyết thời gian dài khiến cơ thể bị suy nhược, hồng cầu trong máu giảm và ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của hệ thần kinh, gây ra các biểu hiện hoa mắt chóng mặt, hạ đường huyết,….
  • Nghẹt búi trĩ, tắc mạch trĩ gây ra hiện tượng nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ và cần can thiệp để cắt một phần hoặc hoàn toàn những mô – tế bào bị viêm nhiễm – ảnh hưởng lớn đến chức năng của hậu môn sau này. 
  • Biến chứng nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, áp xe hậu môn, polyp hậu môn,.. về lâu dài ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của hậu môn.
  • Gây áp lực tâm lý và khiến cho người bệnh luôn mặc cảm, tự ti và mang các bệnh về tâm lý – cảm xúc. 

Chính vì vậy, không nên chủ quan khi thấy các biểu hiện bệnh trĩ – chữa sớm vừa giúp bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm túi tiền của chính bản thân người bệnh. Liên hệ ngay với cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn kịp thời. 

4. Phương pháp điều trị bệnh trĩ – ITC mới và hiệu quả đã được công nhận

Phương pháp điều trị bệnh trĩ - ITC mới và hiệu quả đã được công nhận

Có lẽ không cần giới thiệu quá nhiều về phương pháp xử lý búi trĩ hạn chế xâm lấn bằng sóng cao tần ITC bởi đã có rất nhiều bệnh nhân khỏi và phản hồi tốt về cách chữa này.

Ưu điểm tại Việt Sing

Mới đây, phòng khám Đa khoa Quốc Tế Việt Sing cho ra mắt sóng cao tần ITC thế hệ II – một phiên bản nâng cấp hoàn hảo nhân đôi ưu điểm của ITC: 

  • Phương pháp này can thiệp và giải quyết toàn bộ búi trĩ mà không ảnh hưởng đến chức năng của hậu môn. 
  • Với thời gian chỉ 15 – 30 phút sóng cao tần đã xử lý tất cả các ổ viêm nhiễm và các biểu mô tại khu vực bị bệnh. 
  • Không can thiệp, không sử dụng dao phẫu thuật nên hạn chế không đau, hạn chế chảy máu và tổn thương.
  • Thời gian hồi phục nhanh, không nằm viện và có thể đi lại, đại tiện bình thường sau 24 giờ.
  • Sóng cao tần giúp vết thương mau lành và tăng cường khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.  

Chữa trĩ bằng ITC thế hệ II người bệnh hoàn toàn không còn nỗi lo cắt trĩ nhiều lần hay trĩ tái phát chỉ sau thời gian ngắn thực hiện thủ thuật. Tại Đa khoa Quốc Tế Việt Sing, với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm được mời về từ các bệnh viện lớn như bệnh viện Quân Y, bệnh viện Đa khoa Tràng An: bác sĩ Mùi Quý Chiến, bác sĩ Vũ Đình Thành,… Hàng ngàn bệnh nhân đã áp dụng phương pháp này, tin tưởng vào tay nghề và cơ sở vật chất hiện đại của phòng khám và khỏi bệnh. 

Để biết thêm thông tin về dấu hiệu bệnh trĩ cũng như được tư vấn khám và chữa bệnh hiệu quả mời gọi về hotline 0222 730 2022 để được hỗ trợ 24/7 mọi lúc, mọi nơi!

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (5 votes)
Bài viết liên quan
Góc thắc mắc: Trĩ lồi là gì? Bị trĩ lồi có nguy hiểm không?
Góc thắc mắc: Trĩ lồi là gì? Bị trĩ lồi có nguy hiểm không?

Nội dung chính 1. Trĩ lồi là gì?2. Dấu hiệu nhận biết trĩ lồi3. Nguyên nhân gây nên trĩ lồi là gì?4. Giải đáp: Trĩ lồi có nguy hiểm không?5. Tìm hiểu thêm: Cách điều trị trĩ lồi hiệu quảTrĩ...

Chuyên gia giải đáp: Làm gì để hết trĩ? Hướng điều trị trĩ hiệu quả là gì?
Chuyên gia giải đáp: Làm gì để hết trĩ? Hướng điều trị trĩ hiệu quả là gì?

Nội dung chính 1. Bệnh trĩ là gì?2. Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ là gì?3. Nguyên tắc điều trị bệnh trĩ cơ bản4. Giải đáp: Làm gì để hết trĩ?5. Tìm hiểu thêm: Để ngăn ngừa bệnh trĩ tái...

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ – Nhận biết sớm, điều trị kịp thời, hạn chế nguy hiểm
Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ – Nhận biết sớm, điều trị kịp thời, hạn chế nguy hiểm

Nội dung chính 1. Bệnh trĩ ở phụ nữ là gì?2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở phụ nữ3. Giải đáp: Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ4. Tìm hiểu thêm: Tác hại do triệu chứng bệnh trĩ...

Đăng ký khám