

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là một trong những bất thường ở trẻ khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Chính vì vậy, Đa Khoa Quốc Tế Việt Sing sẽ chia sẻ đến các bậc phụ huynh nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài ra máu, mức độ nguy hiểm cũng như cách phòng ngừa hiện tượng này. Các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi để biết cách xử trí nhé!
Cách nhận biết trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là hiện tượng phân của bé có lẫn máu – có thể là máu đỏ tươi, máu sẫm màu hoặc máu kèm chất nhầy. Hiện tượng này có thể được phát hiện khá rõ ràng nếu cha mẹ chú ý quan sát trong mỗi lần thay tã, bỉm cho bé. Tuy nhiên, không phải lúc nào máu cũng xuất hiện theo cách dễ nhận biết, do đó cha mẹ có thể chủ động nhận biết hiện tượng này qua các dấu hiệu sau:
- Phân có vệt máu đỏ tương, thường dính bên ngoài khuôn phân hoặc thấy rõ trong tã
- Phân có dạng lỏng hoặc sệt, lẫn dịch nhầy và có màu máu đỏ tươi hoặc hồng
- Trẻ có hiện tượng bỏ bú, bú ít, nôn trớ liên tục, quấy khóc,…
Tình trạng này nếu xuất hiện nhiều lần, không có dấu hiệu giảm hoặc tăng dần thì đây là dấu hiệu bất thường cần theo dõi sát sao.
Cách nhận biết trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu
5 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu
Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu cần được thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác để tìm ra hướng xử lý phù hợp. Dưới đây là 4 nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị đi ngoài ra máu:
01- Nứt kẽ hậu môn do táo bón
Nứt kẽ hậu môn là nguyên nhân phổ biến và ít nguy hiểm nhất khiến trẻ đi ngoài ra máu. Tình trạng này xảy ra khi trẻ bị táo bón, phân khô cứng khiến bé phải rặn mạnh, từ đó làm rách niêm mạc hậu môn dẫn đến chảy máu.
Máu thường có màu đỏ tươi, xuất hiện ở bề mặt phân hoặc thấm trên tã. Trẻ có thể quấy khóc khi đi ngoài, nhưng sau đó lại sinh hoạt bình thường. Thông thường, trẻ bị nứt kẽ hậu môn do táo bón chủ yếu bắt nguồn từ việc trẻ bú không đủ dẫn đến thiếu nước hoặc mẹ ăn uống thiếu chất xơ (đối với trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn).
02- Dị ứng đạm sữa bò
Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy thường bắt nguồn từ nguyên nhân dị ứng đạm sữa bò. Đặc biệt ở những bé uống sữa công thức hoặc bú mẹ nhưng mẹ có chế độ ăn chứa nhiều sữa bò và các chế phẩm từ sữa.
Khi cơ thể trẻ chưa hoàn thiện hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa, việc tiếp nhận protein lạ từ sữa bò có thể khiến niêm mạc ruột bị kích ứng, viêm nhẹ và chảy máu ở đường tiêu hóa khiến bé đi ngoài ra máu, phân lỏng có dịch nhầy.
03- Nhiễm khuẩn đường tiêu hoá
Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là tình trạng xảy ra khi các loại vi khuẩn hoặc virus có hại xâm nhập và gây viêm niêm mạc ruột của trẻ sơ sinh. Những tác nhân thường gặp bao gồm: E.coli, Salmonella, Shigella, hoặc Rotavirus. Khi niêm mạc ruột bị tổn thương, trẻ có thể đi ngoài ra máu.
Do hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu, chỉ cần một yếu tố nhỏ như bú bình không vệ sinh kỹ, sữa bị nhiễm khuẩn, tay mẹ không sạch khi chăm sóc trẻ… cũng có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
04 – Trẻ bị viêm đại tràng
Viêm đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc bên trong ruột già (ruột kết) của trẻ bị viêm loét, tổn thương. Khi ruột bị viêm, bé có thể bị đau bụng hoặc không, nhưng thường sẽ xuất hiện triệu chứng đi ngoài ra phân nhầy máu – dấu hiệu điển hình của tổn thương niêm mạc ruột.
Một dạng nặng hơn của viêm đại tràng là viêm ruột hoại tử, thường gặp ở trẻ sinh non do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Khi các vi khuẩn có hại tấn công và phá hủy thành ruột, chúng gây viêm nhiễm nghiêm trọng. Điều này dẫn đến việc bé đi ngoài ra máu kèm chất nhầy, kèm theo nhiều biểu hiện nặng nề khác như sốt, nôn, bụng chướng…
05 – Bệnh Crohn
Bệnh Crohn (Viêm ruột mãn tính từng vùng) là tình trạng viêm loét mạn tính ở lớp niêm mạc ruột non và ruột già. Bệnh có thể biểu hiện ra ngoài qua triệu chứng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu. Đây là một trong những bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng, thường gây tổn thương ở nhiều vị trí như vùng hồi – manh tràng, ruột non và đại tràng. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: tắc ruột, loét đường ruột, hình thành lỗ rò, nứt hậu môn và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.
5 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là một dấu hiệu bất thường, dù nguyên nhân có thể nhẹ như nứt hậu môn do táo bón, nhưng cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ cao như nhiễm khuẩn đường ruột, lồng ruột, hoặc viêm ruột hoại tử – những bệnh lý cần can thiệp y tế sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
Do hệ miễn dịch và tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non yếu, bất kỳ tổn thương nào trong hệ tiêu hóa cũng có thể diễn tiến nhanh, gây mất nước, mất máu, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Do đó, ngay khi có các dấu hiệu trong phân dính máu, các bậc phụ huynh cần đưa bé đi khám và điều trị ngay để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có nguy hiểm không?
Cách phòng ngừa ngay tại nhà phụ huynh cần nắm rõ
Việc phòng ngừa ngay từ đầu sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho bé và tránh được các biến chứng không mong muốn.
- Với trường hợp bé hoàn toàn bú bằng sữa mẹ, cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cho mẹ bao gồm bổ sung đủ nước, rau xanh, trái cây tươi để giúp mẹ có nguồn sữa giàu dinh dưỡng, giàu chất xơ.
- Cho bé bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu để tăng cường miễn dịch và hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Nếu bé dùng sữa công thức, chọn loại phù hợp, đảm bảo vệ sinh bình sữa kỹ càng. Bên cạnh đó cũng không nên ép bé bú quá nhiều hoặc quá ít để tránh rối loạn tiêu hóa
- Cha mẹ cần chú ý vệ sinh hậu môn cho bé bằng cách vệ sinh bằng nước ấm sau mỗi lần bé đi vệ sinh, chú ý thay tã thường xuyên để khu vực hậu môn luôn khô ráo
- Quan sát kỹ số lần đi ngoài, màu sắc, mùi và tính chất phân hàng ngày của trẻ để kịp thời đưa bé đi khám
Cách phòng ngừa ngạy tại nhà phụ huynh cần nắm rõ
Như vậy, thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu đã được chia sẻ chi tiết trong bài. Nếu cha mẹ đang có con gặp các dấu hiệu bất thường cần được tư vấn, vui lòng liên hệ đến số hotline 0222.730.2022 để được chuyên gia Hậu môn trực tràng hỗ trợ từ xa.