

Rối loạn kinh nguyệt nên uống gì để kinh nguyệt ra đều?
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng phổ biến ở nữ giới đặc biệt trong độ tuổi dậy thì, sau sinh hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý, rối loạn kinh nguyệt còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vậy rối loạn kinh nguyệt nên uống gì để kinh nguyệt ra đều? Hãy cùng Đa khoa Quốc tế Việt Sing tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
Trước khi tìm hiểu rối loạn kinh nguyệt nên uống gì, chúng ta cần biết kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, phản ánh rõ nét hoạt động của buồng trứng và hệ nội tiết. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường dao động từ 21 – 35 ngày, thời gian hành kinh từ 3 – 7 ngày với lượng máu trung bình khoảng 50 – 80ml.
Chính vì vậy, khi thấy các biểu hiện bất thường dưới đây thì rất có thể bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Có tháng đến sớm, tháng đến muộn, thậm chí vài tháng mới có kinh một lần.
- Vô kinh: Không có kinh nguyệt trong vòng 3 tháng liên tiếp (ở người không mang thai)
- Cường kinh (kinh nguyệt ra nhiều): Máu kinh ra nhiều hơn 80ml, kéo dài hơn 7 ngày.
- Thiểu kinh (kinh nguyệt ra ít): Lượng máu ít hơn bình thường, thường dưới 20ml, thời gian hành kinh ngắn hơn 2 ngày.
- Rong kinh: Hành kinh kéo dài trên 7 ngày nhưng lượng máu không nhiều.
- Kinh nguyệt có màu bất thường: Máu sẫm đen, có mùi lạ hoặc loãng hơn bình thường.
- Thống kinh: Đau bụng dữ dội trong hoặc trước kỳ kinh, đau có thể lan xuống lưng hoặc đùi.
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
Bị rối loạn kinh nguyệt nên uống gì?
Bị rối loạn kinh nguyệt nên uống gì là câu hỏi của rất nhiều chị em bởi hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng giúp điều hòa kinh nguyệt khiến chị em hoang mang không biết nên lựa chọn loại nào. Vì vậy, hãy cùng tham khảo một số loại thuốc thường được sử dụng dưới đây:
Sử dụng các loại thuốc Đông Y
Cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt bằng các loại thuốc Đông y là biện pháp khá lành tính, an toàn cũng như cho hiệu quả cao. Bởi các loại thuốc Đông y thường tập trung vào điều hoà khí huyết, bồi bổ tạng phủ nhờ đó cải thiện sức khỏe toàn diện từ gốc đến ngọn giúp điều hoà kinh nguyệt một cách tự nhiên nhất.
Vậy rối loạn kinh nguyệt uống gì theo Đông y là tốt nhất? Chị em có thể tham khảo một số bài thuốc phổ biến dưới đây:
- Bài thuốc 1: Bài thuốc này tập trung vào ổn định khí huyết, ngăn ngừa máu kinh vón cục, hạn chế mùi hôi tanh với các nguyên liệu gồm: hoàng cần 12g, bạch môn đông 12g, xích thước 12g, đan bì 2g, sinh địa 12g, bạch linh 2g và thạch hộc 10g. Chị em nên sắc uống trước kỳ kinh nguyệt khoảng 7 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc 2: Bài thuốc này tập trung vào hạn chế kinh nguyệt ra sớm, ngăn ngừa máu kinh vón cục cũng như cải thiện giấc ngủ với nguyên liệu gồm: huyền sâm 40g, sinh địa 40g, địa cốt bỉ 12g, a giao 12g, bạch thược 20g và mạch môn 20g. Bài thuốc này được khuyến khích sử dụng 1 thang/ ngày và duy trì liên tục từ 7 – 10 thang để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc 3: Đây cũng là bài thuốc hiệu quả trong cải thiện rối loạn kinh nguyệt giúp lưu thông khí huyết, điều chỉnh lượng máu kinh mỗi tháng. Nguyên liệu gồm có: thục địa 12g, đảng sâm 12g, ngải cứu 12g, xuyên khung 10g, hà thủ ô 10g, xương hồ 8g, can khương 8g. Chị em có thể dùng 1 thang/ ngày và uống liên tục từ 8 – 10 thang để điều hoà kinh nguyệt cũng như giúp da dẻ hồng hào, tăng cường sức khỏe.
Sử dụng các loại thuốc Đông Y
Sử dụng các loại thuốc Tây Y
Khác với Đông y, các loại thuốc Tây y điều trị rối loạn kinh nguyệt chủ yếu tập trung vào việc can thiệp nội tiết tố, giúp điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, giảm các triệu chứng như rong kinh, vô kinh, thống kinh… hiệu quả trong thời gian ngắn.
Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là rối loạn kinh nguyệt nên uống gì theo thuốc Tây y cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, do đó các loại thuốc dưới đây chỉ mang tính tham khảo:
- Thuốc tránh thai hàng ngày: Trong thuốc tránh thai có chứa estrogen và progestin – hai hormone sinh dục nữ giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể sử dụng viên tránh thai hàng ngày để điều trị trường hợp kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau bụng kinh do rối loạn hormone cũng như cải thiện tình trạng da mụn do rối loạn nội tiết.
- Thuốc cầm máu: Thường được dùng trong trường hợp bị rong kinh kéo dài. Thuốc cầm máu thường chứa hoạt chất tranexamic hỗ trợ cầm máu tốt, từ đó giúp giảm lượng máu khi bị rong kinh cũng như ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu
- Thuốc bổ sung nội tiết tố: Thường bổ sung estrogen, progesterone đơn thuần chỉ định với phụ nữ bị suy buồng trứng sớm, rối loạn tiền mãn kinh hoặc vô kinh thứ phát. Thuốc sẽ giúp tái tạo niêm mạc tử cung và điều hoà quá trình rụng trứng để kinh nguyệt diễn ra đều hơn.
Sử dụng các loại thuốc Tây Y
Uống nước ép giúp điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt nên uống gì không chỉ dừng lại ở việc dùng thuốc mà chị em cũng hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt tại nhà với các loại nước ép từ trái cây và rau củ. Bởi trong nước ép tự nhiên có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hoạt chất sinh học giúp làm dịu tử cung, cân bằng hormone từ đó giúp điều hoà nội tiết tố.
Một số loại nước ép tốt cho sức khỏe nữ giới được khuyến khích sử dụng để điều hoà kinh nguyệt là:
- Nước ép cần tây: Trong cần tây có chứa nhiều vitamin K, sắt và phytoestrogen – một hoạt chất thực vật có khả năng điều hoà nội tiết tố nữ. Chị em có thể uống khoảng 200 – 300ml nước ép cần tây mỗi ngày trước kỳ kinh 1 tuần để giúp thanh lọc cơ thể, giảm đau bụng kinh cũng như hỗ trợ làm đều chu kỳ kinh nguyệt.
- Nước ép lựu: Trong lựu có chứa rất nhiều estrogen tự nhiên, giàu vitamin C và các chất chống oxy hoá nên thường được khuyến khích dùng để làm giảm triệu chứng rong kinh và kinh nguyệt ít. Ngoài nước ép lựu, chị em cũng có thể kết hợp với các loại quả khác như táo, cà rốt để làm tăng thêm hương vị.
- Nước ép đu đủ: Nước ép đu đủ hay các món ăn chế biến từ đu đủ luôn nằm trong danh sách thực phẩm tốt khi bị trễ kinh, vô kinh ở chị em. Trong đu đủ có chứa chất carotene giúp kích thích sản sinh hormone estrogen và gây ra hiện tượng hành kinh. Ngoài ra, đu đủ cũng chứa các chất giúp kích thích tử cung co bóp nhẹ từ đó giúp chu kỳ diễn ra ổn định hơn.
Nước ép giúp điều hoà kinh nguyệt
Lưu ý trong quá trình điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt
Điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt không chỉ phụ thuộc vào việc rối loạn kinh nguyệt nên uống gì mà còn liên quan chặt chẽ đến lối sống cũng như tâm lý của người bệnh. Một số thói quen tưởng chừng nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố và sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Do đó, chị em cần ghi nhớ những điều sau trong suốt quá trình điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Thứ 1: Không tự ý dùng thuốc khi chưa có chẩn đoán bởi rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như rối loạn nội tiết tố, bệnh lý phụ khoa,…Việc tự dùng thuốc không đúng nguyên nhân có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn hoặc vô tình để lại tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ
- Thứ 2: Hãy giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress kéo dài bằng cách tập yoga, thiền hoặc các hoạt động thư giãn giúp ổn định trục hạ đồi, tuyến yên và buồng trứng
- Thứ 3: Ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya bởi thiếu ngủ hoặc rối loạn nhịp sinh học có thể khiến hormone bị xáo trộn, kéo theo kinh nguyệt không đều. Chị em nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày để tốt nhất cho quá trình tái tạo nội tiết.
- Thứ 4: Thăm khám phụ khoa định kỳ để tầm soát sớm các bệnh lý như u xơ tử cung, viêm nhiễm, lạc nội mạc tử cung,…- các yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt. Chị em nên khám định kỳ 6 tháng/ lần và nên chọn các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín như Đa khoa Quốc tế Việt Sing để kết quả thăm khám diễn ra chính xác nhất.
Lưu ý trong quá trình điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt
Trên đây là những chia sẻ liên quan đến câu hỏi “rối loạn kinh nguyệt nên uống gì?” mà hầu hết chị em đều quan tâm. Nếu đang có tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài nhưng không rõ nguyên nhân, chị em có thể liên hệ hotline 0222.730.2022 để được các chuyên gia tại Đa khoa Quốc tế Việt Sing tư vấn.