Rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai có nguy hiểm không ?
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai đang khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng không biết đây có phải trạng thái bình thường hay cảnh báo chức năng sinh sản của mình đang gặp vấn đề gì. Hãy cùng tham khảo ý kiến chuyên gia về chủ đề này để biết nguyên nhân và cách xử lý.
Sau khi ngừng thuốc tránh thai cơ thể thay đổi như thế nào ?
Trước khi tìm hiểu rõ về chủ đề rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai bạn cần biết thuốc tránh thai được sử dụng để thay đổi nội tiết trong cơ thể và phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Ngoài ra, một số phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày để điều hoà kinh nguyệt và giải quyết tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Sau khi ngưng thuốc tránh thai bạn nên sử dụng các biện pháp phòng tránh mang thai khác nếu chưa sẵn sàng để mang thai và sinh con.
Tương tự như khi bắt đầu sử dụng thuốc tránh thai, sau khi ngưng sử dụng thuốc tránh thai bạn có thể cảm thấy:
- Các triệu chứng như chán nản, lo lắng, hay cáu gắt có thể quay trở lại sau khi ngừng thuốc tránh thai do mất cân bằng nội tiết tố.
- Đau hạ vị: Khi trứng bắt đầu rụng trở lại, bạn có thể cảm nhận được những cơn đau quặn ở một bên xương chậu.
- Thay đổi cân nặng: Một số phụ nữ có thể giảm cân sau khi ngừng thuốc tránh thai, đặc biệt nếu họ đã sử dụng các biện pháp ngừa thai chỉ chứa progestin như tiêm hoặc vòng tránh thai nội tiết tố.
- Bạn có thể có thai ngay sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai.Trên thực tế, hơn 96% phụ nữ có thể mang thai chỉ sau 1 tuần ngừng sử dụng thuốc.
- Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên không ổn định và mất vài tháng để trở lại bình thường.Nếu trước đây chu kỳ của bạn không ổn định, rối loạn kinh nguyệt có thể lặp lại hoặc chu kỳ có thể kéo dài.
Rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai liệu có đáng lo ?
Theo các bác sĩ chuyên Sản phụ khoa thì tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai là rất bình thường trong 1 – 2 tháng sau khi chị em dừng sử dụng thuốc tránh thai do nguyên nhân muốn có thay hoặc thay đổi sang phương pháp phòng tránh mang thai khác như đặt vòng, cấy que, tiêm thuốc hay sử dụng miếng dán ngừa thai.
Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến cáo nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài hơn 6 tháng sau khi ngừng thuốc tránh thai thì có thể cần được hỗ trợ y tế vì một số nguyên nhân sau:
- Thiếu nội tiết tố estrogen là tác dụng phụ và cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ kinh sau khi ngừng uống thuốc tránh thai. Sự thiếu hụt nội tiết tố estrogen ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trứng phát triển và chín rụng gây ra kinh nguyệt nên việc rối loạn do nội tiết là điều dễ hiểu.
- Suy buồng trứng: Thường gặp ở nữ giới ngoài 40 tuổi và có thời gian uống thuốc tránh thai dài ngày. Suy buồng trứng nguy hiểm bởi làm giảm khả năng thụ thai và có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
- Đa nang buồng trứng cũng có thể là nguyên nhân nhưng không phải nguyên nhân chính.
- Bệnh cường giáp: Nếu bạn bị tắt kinh trên 3 tháng thì nên đi khám bệnh về tuyến yên, tuyến giáp.
- Rối loạn ăn uống: Khi ăn quá nhiều hoặc quá ít sẽ khiến cơ thể tăng, giảm cân bất thường ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể và nội tiết khiến chu kì kinh không đều.
Phương pháp hỗ trợ khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều
Thông thường chị em sẽ mất khoảng vài tuần cho đến vài tháng để cơ thể tự cân bằng và giải quyết tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai. Tuy nhiên vẫn có một số người cần sự hỗ trợ của y tế hoặc các phương pháp dưới đây:
1. Khám và theo dõi rụng trứng
Bạn sẽ được khám tổng quát, đo lường nồng độ nội tiết trong cơ thể, xem xét chiều cao, cân nặng và dao động cân nặng trong thời gian ngừng thuốc tránh thai đến thời điểm đi khám. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn theo dõi rụng trứng tại nhà với bộ công cụ theo dõi rụng trứng để biết chu kỳ rụng trứng và có phương pháp can thiệp:
- Bạn có thể cần được bổ sung thêm nội tiết tố estrogen để hỗ trợ quá trình hình thành, phát triển và rụng của trứng và buồng trứng.
- Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tập luyện và cân bằng lại chế độ dinh dưỡng để đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất của cơ thể và giúp cho hoạt động của buồng trứng thuận lợi hơi.
- Nếu cần thiết bác sĩ sẽ cần sử dụng một số loại thuốc can thiệp vào buồng trứng để hỗ trợ, kích trứng rụng.
2. Giữ tâm trạng ổn định, tránh căng thẳng
Yếu tố tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành trứng và hành kinh. Khi ngưng thuốc chị em có thể có tâm lý mong con nên việc căng thẳng khi thấy kinh nguyệt bị rối loạn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên giữ tâm lý thoải mái, sinh hoạt lành mạnh và có lối sống vui vẻ mới giúp điều hoà kinh nguyệt và khiến cho việc thụ thai trở nên thuận lợi hơn.
3. Có môi trường sống trong lành
Môi trường sống là yếu tố mà nhiều người thường bỏ qua khi điều trị rối loạn kinh nguyệt. Bạn có thể sinh sống ở nơi có nguồn nước bẩn, bị ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm âm thanh khiến cho tâm trạng luôn bức bách và tiêu cực. Nguồn nước, không khí và vệ sinh cũng không đảm bảo khiến cho bạn thường xuyên bị ốm và viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không di chuyển địa điểm sinh sống thì rất khó để cải thiện và điều hoà kinh nguyệt được bình thường.
4. Khám và bổ sung các chất định kỳ
Trong mỗi giai đoạn cuộc sống bạn sẽ có mục tiêu riêng, khi sử dụng thuốc tránh thai bạn không mong muốn có em bé vào giai đoạn này. Khi dừng thuốc có thể bạn muốn mang thai hoặc muốn chuyển sang phương pháp phòng tránh khác có tác dụng lâu dài và bớt khó chịu hơn như đặt vòng hay cấy que chẳng hạn. Cũng chính vì thế nên việc khám phụ khoa và nghe tư vấn định kỳ sẽ giúp bạn:
- Có hiểu biết chính xác và rõ ràng hơn về mục tiêu trong từng giai đoạn.
- Xây dựng thực đơn và suy nghĩ tích cực hơn mọi lúc, mọi nơi.
- Không bị dao động bởi lời nói, suy nghĩ của mọi người.
- Có cái nhìn tích cực hơn, chính xác hơn về tình dục, mang thai, sinh con và nuôi dưỡng.
Một số phương pháp phòng tránh mang thai khác
Ngoài thuốc tránh thai thì có nhiều phương pháp mang lại hiệu quả cao, dài ngày và không cần sử dụng mỗi ngày như thuốc tránh thai và cũng không khiến bạn bị rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai. Đó là:
- Sử dụng bao cao su: phương pháp truyền thống, rẻ tiền nhưng mang lại hiệu quả cao và còn phòng chống lây nhiễm nhiều loại bệnh.
- Đặt vòng tránh thai: Mang đến hiệu quả tránh thai lên đến 98% và có tác dụng nhiều năm trời.
- Cấy que tránh thai ở tay: Không quá vướng víu và hạn chế viêm nhiễm phụ khoa như đặt vòng, mang lại hiệu quả tránh thai gần như tuyệt đối. Tuy nhiên que cấy mang lại nhiều tác dụng phụ hơn trong vài tháng đầu cấy que.
- Miếng dán tránh thai theo tuần: Có cơ chế tương đương que cấy nhưng sử dụng được ít ngày hơn.
- Thắt ống dẫn tinh/thắt vòi trứng: Hiệu quả 100% chuyên dụng cho các cặp vợ chồng không muốn sinh thêm con.
Vậy là rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai có đáng lo hay không đã được giải thích. Nếu có nhu cầu thăm khám và tư vấn hãy gọi đến số 0222 730 2022 để được các bác sĩ Sản phụ khoa tư vấn nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.