Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia nổi tiếng đến từ Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, vừa thuận tiện lại tiết kiệm. Chọn Việt Sing là sự đảm bảo cho sức khỏe của bạn!
Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên gia tại Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, thuận tiện, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe của bạn.

Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai hay do bệnh lý? 

Tiểu buốt không phải là tình trạng hiếm gặp đối với chị em đang trong độ tuổi kết hôn – sinh sản. Cũng chính vì vậy tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai không đang là câu hỏi cần giải đáp được nhiều nữ giới gửi về cho hòm thư trực tuyến của Phòng khám đa khoa quốc tế Việt Sing

1. Tiểu buốt ra máu là như thế nào?

Tiểu buốt ra máu là như thế nào?

Trước khi đi lý giải “Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai hay không?” chị em nữ giới ai cũng cần biết cách nhận biết hiện tượng tiểu buốt ra máu sinh lý và bệnh lý, cách phân biệt cũng như các yếu tố cấu thành nên tình trạng này. 

Tiểu buốt ra máu gồm 2 dấu hiệu là tiểu buốt kèm theo tiểu ra máu hay nước tiểu lẫn máu; nước tiểu có màu máu; nước tiểu hồng nhạt, đỏ đậm, nâu,… đều là sự tồn tại của các phân tử máu có trong nước tiểu thông qua hoạt động của cơ thể. Tiểu buốt là cảm giác đau, buốt rát, nóng bỏng khu vực vùng kín hoặc dọc cả đường niệu đạo và thường xuất hiện phổ biến ở chị em phụ nữ đã quan hệ và đang trong độ tuổi kết hôn, sinh đẻ. Nguyên nhân là do cơ địa nữ giới cấu tạo khu vực sinh dục dễ bị vi khuẩn tấn công trong các hoạt động như tiểu tiện, vệ sinh, quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng tiểu buốt ở phái đẹp. 

2. Phân biệt tiểu buốt ra máu sinh lý và bệnh lý?

Phân biệt tiểu buốt ra máu sinh lý và bệnh lý?

Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai ( Bệnh phụ khoa ) sinh lý và bệnh lý được phân biệt dựa trên nguyên nhân và thời gian xuất hiện. Với trường hợp do nguyên nhân sinh lý như rối loạn nội tiết tố, quan hệ thô bạo, nguồn nước vệ sinh bị ô nhiễm, dị ứng hoá chất giặt tẩy thì nữ giới sẽ thấy tiểu buốt ra máu khoảng 2 – 3 ngày sau đó biến mất nếu loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. Nhưng với nguyên nhân là một căn bệnh nào đó thì không dễ dàng như vậy, chị em sẽ thấy bị tiểu buốt ra máu nhiều ngày, nhiều tuần hay thậm chí nhiều tháng, tình trạng này có thể liên tục hoặc ngắt quãng tùy theo bệnh lý. 

Tóm lại, nếu thấy các triệu chứng như dưới đây thì khả năng bạn đang bị tiểu buốt ra máu và cần được bác sĩ hỗ trợ là rất cao: 

  • Đau buốt, sưng vùng sinh dục trước, trong và sau khi đi tiểu hay quan hệ tình dục.
  • Màu sắc nước tiểu có lẫn máu từ hồng nhạt, hồng, đỏ, nâu,…
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn, số lần đi tiểu nhiều hơn 8, có đi tiểu đêm.
  • Nếu tiểu buốt ra máu xuất hiện lâu dài người bệnh có dấu hiệu suy nhược, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, ớn lạnh, buồn nôn và nôn,…do thiếu máu. 
  • Đau bụng dưới hoặc lưng dưới có thể lan xuống bộ phận sinh dục. 
  • Xuất hiện tình trạng như trên hơn 1 tuần. 

3. Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai không?

Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai không?

Theo các chuyên gia, bác sĩ Sản phụ khoa tại Đa khoa Việt Sing, câu trả lời của “Tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai không?” là “KHÔNG”. Các bác sĩ cho biết thêm: 

Tiểu buốt ra máu không phải là một trong những dấu hiệu báo hiệu bạn đã mang thai. Để biết chính xác liệu bản thân có đang  mang thai hay không, bạn có thể thực hiện một số phương pháp xác định mang thai đơn giản và chính xác hơn như xét nghiệm máu hoặc dùng que thử thai. Nếu bị tiểu buốt ra máu và thử que cũng không lên, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bởi tiểu buốt ra máu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như mắc bệnh phụ khoa, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, viêm bể thận, ung thư bàng quang, v.v

4. Các bệnh lý chị em có thể mắc phải khi bị tiểu buốt ra máu

Các bệnh lý chị em có thể mắc phải khi bị tiểu buốt ra máu

Như đã trình bày ở trên tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai thì có thể tình trạng này xuất hiện do các bệnh phụ khoa hoặc các bệnh về hệ tiết niệu.

Viêm nhiễm phụ khoa 

Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, viêm vùng chậu đều có thể là các bệnh lý phụ khoa gây ra triệu chứng tiểu buốt ra máu do sự tổn thương phía trong khiến cho hồng cầu đi vào nước tiểu và ra theo đường bài tiết. Nếu có cảm thấy đau rát âm đạo và vùng da bên ngoài, khí hư ra nhiều và có các màu sắc khác trắng trong, mùi hôi hoặc khai nồng thì chị em nên đi khám phụ khoa ngay lập tức. 

Biến chứng nguy hiểm của viêm nhiễm phụ khoa không chỉ là suy giảm sức khỏe sinh sản, giảm ham muốn và sự thỏa mãn sinh lý mà nghiêm trọng hơn, trì hoãn điều trị có thể là cơ hội để các tế bào ung thư hình thành và phát triển, điển hình là ung thư cổ tử cung. Tốt hơn hết, chị em nên xét nghiệm và tầm soát ung thư cổ tử cung để yên tâm hơn. 

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở hệ tiết niệu, các bộ phận bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh lý này là do vi khuẩn xâm nhập từ niệu đạo qua cơ quan sinh dục rồi di chuyển ngược lên các cơ quan khác. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu đau, sốt, nôn mửa, v.v

Sự nguy hiểm của viêm tiết niệu là bệnh có thể lây lan ra toàn bộ các cơ quan nếu không được can thiệp điều trị sớm. Nhiều bệnh nhân chỉ thấy các triệu chứng khi vi khuẩn đang gây bệnh ở cả bàng quang, niệu đạo, niệu quản và khiến cho quá trình điều trị gian nan hơn khi vừa tốn thời gian, bào mòn sức khỏe cũng như kinh tế của bệnh nhân. 

Bệnh lý về thận: Sỏi thận, viêm bể thận 

Sỏi thận: Tiểu buốt ra máu còn là triệu chứng của tình trạng có các viên sỏi trong thận, các viên sỏi này va chạm vào niêm mạc đường tiết niệu và gây xuất huyết tại khu vực này sau đó cơ thể bài tiết máu thông qua nước tiểu hoặc có thể qua dịch âm đạo. Tuy có triệu chứng khá rõ ràng nhưng có đến 5/10 bệnh nhân phải sau lần khám thứ 3 mới khám sàng lọc đến thận và hệ bài tiết và phát hiện ra các viên sỏi – khi đó đã phát triển lên kích thước khá to. 

Viêm bể thận: Các triệu chứng của viêm bể thận có thể bao gồm: Sốt cao, ớn lạnh, run rẩy. Đau ở lưng, hông hoặc bẹn, thường chỉ ở một bên. Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần. Nước tiểu đục, có mùi hôi, có máu hoặc mủ. Buồn nôn, nôn mửa. Nếu bạn có những triệu chứng trên, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Viêm bể thận nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như áp xe thận, nhiễm trùng huyết, suy thận. Bạn cũng nên uống nhiều nước, tránh ăn các thực phẩm giàu canxi, oxalat, uric acid và natri.

Cần làm gì để phòng tránh tiểu buốt ra máu khi mang thai?

Đối với một người phụ nữ trưởng thành việc bị tiểu buốt ra máu đã rất khó chịu và bất tiện rồi nên nếu đang mang thai mà gặp tình trạng này thì chị em sẽ rất căng thẳng và mệt mỏi. Chính vì vậy, điều cần làm là phòng bệnh hơn chữa bệnh, chú ý vào những điều sau để có thai kỳ không bị tiểu buốt ra máu:

  • Chú ý vào số lượng và chất lượng nguồn nước nạp vào cơ thể: Nên uống nước ấm khoảng 37-50 độ C, uống nước khoáng tốt hơn nước lọc, tránh uống cà phê hay trà đặc, nước uống đóng chai, có ga hay cồn đều nên kiêng, bổ sung các loại nước ép hoa quả ít ngọt tránh tiểu đường thai kỳ,…
  • Sắp xếp thực đơn phong phú nhưng chú ý các loại đồ ăn nên dễ tiêu, không quá nhiều đạm hải sản, bổ sung thật nhiều chất xơ từ rau, củ quả và sữa chua.
  • Vận động nhẹ nhàng theo từng tháng của thai kỳ, không tập thể thao quá sức. 

Trên đây là những thông tin bổ ích về chủ đề tiểu buốt ra máu có phải dấu hiệu mang thai và các lưu ý để phòng tránh. Nếu đang gặp tình trạng tiểu buốt mà chưa tìm được địa chỉ khám chữa bệnh tin tưởng mời chị em gọi đến số 0222 730 2022 để được tư vấn từ a đến z – nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

Tư vấn 24/24

✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.

5/5 - (100 votes)
Bài viết liên quan
Sẹo sau khi cắt bao quy đầu làm sao để phòng tránh?
Sẹo sau khi cắt bao quy đầu làm sao để phòng tránh?

Nội dung chính 1. Sẹo sau cắt bao quy đầu nên hiểu sao cho đúng?2. Sẹo sau khi cắt bao quy đầu liệu có gây ảnh hưởng gì không?3. Nên thực hiện cắt bao quy đầu ở đâu Bắc Ninh...

Máy cắt bao quy đầu và những thông tin anh em không nên bỏ lỡ
Máy cắt bao quy đầu và những thông tin anh em không nên bỏ lỡ

Nội dung chính 1. Vì sao phái mạnh nên thực hiện cắt bao quy đầu?2. Những ai nên thực hiện cắt bao quy đầu ngay từ sớm?3. Máy cắt bao quy đầu là gì, liệu có an toàn không?4. Địa...

Hẹp bao quy đầu ở người lớn và những thông tin bạn không nên bỏ qua
Hẹp bao quy đầu ở người lớn và những thông tin bạn không nên bỏ qua

Nội dung chính 1. Hẹp bao quy đầu ở người lớn là gì? Nguyên nhân xuất hiện do đâu?2. Nhận biết triệu chứng điển hình khi bị hẹp bao quy đầu ở người lớn3. Hẹp bao quy đầu nên điều...

Đăng ký khám