Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ chuyên gia nổi tiếng đến từ Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, vừa thuận tiện lại tiết kiệm. Chọn Việt Sing là sự đảm bảo cho sức khỏe của bạn!
Việt Sing: Phòng khám đa khoa quy mô lớn tại Bắc Ninh, bạn không cần ra khỏi tỉnh vẫn được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên gia tại Hà Nội, tư vấn online 1 – 1 miễn phí, đặt hẹn trực tuyến, thuận tiện, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe của bạn.

Rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền – Điều bạn cần biết

Rối loạn kinh nguyệt là một trong những vấn đề không ít phụ nữ mắc phải, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý và khả năng sinh sản. Trong khi y học hiện đại cung cấp nhiều phương pháp điều trị tiên tiến, thì y học cổ truyền phương Đông lại mang đến một hướng tiếp cận khác biệt, giàu tính nhân văn và kinh nghiệm tích lũy từ ngàn đời. Vậy rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền là như thế nào ? Sử dụng phương pháp Đông ý có hiệu quả không? và cần lưu ý điều gì?

1. Rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền như thế nào?

Rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền không chỉ đơn thuần là sự bất thường về chu kỳ, số lượng hay màu sắc kinh nguyệt mà còn là biểu hiện của sự mất cân bằng âm dương, khí huyết và tạng phủ (chủ yếu là Can, Tỳ, Thận).

Hiểu được nguyên nhân cũng như triệu chứng rối loạn kinh nguyệt theo góc nhìn y học cổ truyền sẽ giúp chị em điều trị bệnh một cách hiệu quả hơn. Vì vậy hãy cùng theo dõi cách y học cổ truyền lý giải về bệnh lý phổ biến này dưới đây:

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt theo Đông y

Theo y học cổ truyền, chu kỳ kinh nguyệt có thể diễn ra bình thường là nhờ 3 nguyên lý quan trọng gồm: Can chủ sơ tiết, Tỳ vận hóa sinh huyết, Thận tàng tinh sinh khí. Chính vì vậy, khi một hoặc nhiều tạng bị rối loạn sẽ gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt trong đó phổ biến nhất là:

  • Can khí uất: Tạng Can có chức năng điều tiết khí huyết và liên quan mật thiết đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi tâm trạng căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ khiến Can khí bị uất, dẫn đến khí trệ, huyết không lưu thông gây ra kinh nguyệt không đều, máu kinh vón cục, đau bụng kinh.
  • Tỳ khí hư: Tỳ là cơ quan có chức năng chính là chuyển hoá, sinh khí huyết. Khi Tỳ khí hư yếu do ăn uống không điều độ, lao lực hoặc bệnh lâu ngày sẽ làm giảm khả năng sinh huyết, khiến huyết hư, ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
  • Khí huyết hư tổn: Do mất máu, lao lực hoặc bệnh lâu ngày khiến huyết không đủ hóa kinh dẫn đến vô kinh
  • Hàn nhiệt xâm nhập: Do nhiễm lạnh (mặc phong phanh, tắm lạnh trong kỳ kinh, ăn đồ lạnh…), khiến khí lạnh xâm nhập gây cản trở khí huyết lưu thông dẫn đến kinh đến muộn, đau bụng kinh, máu sẫm màu.

Tóm lại, y học cổ truyền cho rằng nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt chủ yếu xuất phát từ sự mất cân bằng trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình sinh huyết, vận hành khí huyết và điều tiết chu kỳ.

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền

Tùy vào nguyên nhân, cơ địa mỗi người mà triệu chứng rối loạn kinh nguyệt có thể khác nhau nhưng thường gặp nhất là các biểu hiện dưới đây: 

  • Kinh nguyệt đến sớm hoặc trễ hơn bình thường
  • Máu kinh thường đỏ tươi, loãng
  • Lượng kinh quá nhiều hoặc quá ít
  • Máu kinh loãng, sẫm màu, có huyết khối, mùi hôi tanh
  • Đau bụng dưới dữ dội hoặc lâm râm trong kỳ kinh
  • Kèm theo biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, sắc mặt nhợt nhạt hoặc vàng vọt
Tìm hiểu về rồi loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền

Tìm hiểu về rồi loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền

2. Phân loại trường hợp rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền

Rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền được phân loại dựa trên đặc điểm thay đổi của chu kỳ về số lượng và tính chất huyết kinh. Mỗi thể bệnh phản ánh sự mất cân bằng của khí, huyết và tạng phủ trong cơ thể, chi tiết phân loại như sau:

Kỳ kinh đến sớm

Theo y học cổ truyền, kinh nguyệt đến sớm hơn so với chu kỳ trước khoảng 7 ngày được coi là đến sớm và thường được cho là do các nguyên nhân sau:

  • Huyết nhiệt: biểu hiện bằng việc kỳ kinh đến sớm, máu kinh ra nhiều màu đỏ tía, có lẫn nhiều cục máu đông
  • Hư nhiệt: biểu hiện bằng việc kinh đến sớm, lượng máu kinh ít, màu đỏ kèm theo hoa mắt chóng mặt, ngủ không ngon giấc
  • Khí hư: kỳ kinh đến sớm, lượng máu kinh nhiều nhưng loãng, nhạt màu kèm theo mệt mỏi, hơi thở ngắn

Kỳ kinh đến muộn

Trong quan niệm của Đông y, kỳ kinh đến trễ hơn kỳ kinh trước đó khoảng 7 ngày trở lên được coi là kỳ kinh đến muộn (trễ kinh) và chủ yếu do các nguyên nhân sau:

  • Phong hàn/ hư hàn: Trễ kinh, lượng máu kinh ít, nhạt màu, chân tay lạnh, người mệt mỏi kèm theo đau bụng kinh
  • Huyết hư: Chậm kinh, lượng máu kinh ít, cả người mệt mỏi, da khô, sắc mặt trắng bệch,…
  • Huyết ứ: Chậm kinh, lượng máu kinh ít nhưng sẫm màu kèm theo cục máu đông, ngực bụng chướng kèm theo táo bón
  • Khí uất: Chậm kinh, máu kinh ra ít kèm đau chướng bụng dưới, tức ngực

Kinh nguyệt không đều (lúc sớm lúc muộn)

Kinh nguyệt không diễn ra theo chu kỳ nhất định được cho là do các nguyên nhân dưới đây:

  • Tỳ hư: kinh nguyệt không đều, máu kinh ít, nhạt màu kèm theo mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt chóng mặt
  • Can thận hư: ngày kinh thất thường, kinh loãng, nhạt màu kèm theo các biểu hiện như chóng mặt, ù tai, đau lưng mỏi gối, tiêu chảy,…
Phân loại rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền

Phân loại rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền

3. 2 cách chữa rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền

Điều trị rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền không đơn thuần là điều hoà chu kỳ kinh mà còn nhằm mục tiêu phục hồi khí huyết, điều hoà tạng phủ để mang lại hiệu quả lâu dài và toàn diện. 

Nếu đang quan tâm đến cách điều trị y học cổ truyền, vậy thì chị em có thể tham khảo 2 cách phổ biến nhất dưới đây:

Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt

Theo y học cổ truyền, kinh nguyệt chịu sự chi phối của ba tạng chính là Can – Tỳ – Thận. Khi các tạng này suy yếu hoặc khí huyết bị ứ trệ, kinh nguyệt sẽ rối loạn. Do đó, châm cứu và bấm huyệt là phương pháp tác động trực tiếp lên các huyệt đạo và đường kinh lạc, giúp điều hoà khí huyết, bổ thận, điều can cũng như hỗ trợ giảm đau, an thần vô cùng tốt. 

Theo Đông y có 5 vị trí huyệt vị quan trọng giúp hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt chính là:

  • Tam âm giao: cách mắt cá chân trong khoảng 4 – 5cm. Huyệt này có tác dụng điều kinh, an thần, chữa đau bụng kinh
  • Huyết hải: mặt trong đùi, phía trên xương bánh chè. Huyết hải là huyệt vị giúp bổ huyết, hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt
  • Quan nguyên: là huyệt vị giúp kinh đều và giảm đau nằm cách dưới rốn 4 – 5cm
  • Thái xung: nằm tại kẽ ngón chân cái và ngón trỏ. Đây là huyệt Sơ Can, giải uất, điều hòa cảm xúc – phù hợp với rối loạn do căng thẳng
  • Túc tam lý: dưới đầu gối 6cm, gần xương ống chân với tác dụng bổ Tỳ Vị, tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều hòa kinh

Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cách châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, chị em có thể thực hiện theo cách sau:

  • Châm cứu: Dùng kim châm vô trùng tác động vào huyệt vị trong 15 – 30 phút/buổi. Để đạt hiệu quả tốt nhất, chị em nên thực hiện từ 7 – 15 buổi tuỳ từng tình trạng cụ thể.
  • Xoa bóp bấm huyệt: Dùng tay ấn – day vào các huyệt vị kết hợp massage vùng bụng dưới, lưng dưới. Mỗi lần 15 – 20 phút và nên thực hiện vào giai đoạn tiền kinh nguyệt để giúp máu lưu thông, giúp kinh ra đều và hạn chế đau bụng

Dùng các bài thuốc Đông y 

Dựa trên nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh từng thể bệnh trong y học cổ truyền mà chị em có thể lựa chọn các bài thuốc khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến thường được dùng:

  • Tứ vật thang: trị thể huyết hư khiến kinh nguyệt ít, máu kinh nhạt, da xanh xao người mệt mỏi. Bài thuốc gồm các thành phần như đương quy, xuyên khung, bạch thược và thục địa. 
  • Bổ trung ích khí thang: trị thể khí hư khiến chị em bị rong kinh, máu kinh loãng, mệt mỏi. Thành phần bài thuốc gồm hoàng kỳ, đẳng sâm, bạch truật, trần bì và cam thảo
  • Tiêu dao tán gia vị: trị thể khí trệ khiến kinh nguyệt không đều, đau bụng dữ dội lẫn máu cục. Bài thuốc gồm sài hồ, đương quy, bạch thược, cam thảo, phục linh và tuỳ tình trạng có thể gia giảm thêm đào nhân hoặc hồng hoa
  • Thanh nhiệt điều kinh thang: trị thể huyết nhiệt khiến kinh nguyệt tới sớm, lượng máu nhiều, đỏ sẫm. Bài thuốc gồm các loại sinh địa, huyền sâm, mẫu đơn bì và hoàng bá.

Ngoài các bài thuốc kể trên, trong Đông y còn rất nhiều bài thuốc khác phù hợp với từng thể bệnh. Để biết bản thân nên dùng bài thuốc nào, cách tốt nhất là chị em nên đi khám Đông y để được bác sĩ tư vấn bài thuốc phù hợp nhất.

Trị rối loạn kinh nguyệt bằng phương pháp Đông Y - Cổ truyền

Trị rối loạn kinh nguyệt bằng phương pháp Đông Y – Cổ truyền

| Xem thêm

4. Lưu ý chữa rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền

Chữa rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền tuy là phương pháp lành tính, hiệu quả cao nhưng cũng không hề đơn giản và không phải thích điều trị như thế nào cũng được. Để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, cần tuân thủ những lưu ý sau:

  • Trước khi điều trị cần thăm khám bởi bác sĩ y học cổ truyền để được chẩn đoán đúng thể bệnh từ đó gia giảm vị thuốc phù hợp
  • Điều trị bằng Đông y thường có tác dụng chậm nhưng chắc do điều trị từ gốc rễ, điều hoà lại toàn bộ chức năng tạng phủ. Do đó cần kiên trì sử dụng từ 1 – 3 tháng để thấy hiệu quả rõ ràng nhất
  • Nên kết hợp với việc thay đổi lối sống bằng cách ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ ngày, ăn uống đủ chất, tập thể dục nhẹ nhàng
  • Chỉ sử dụng thuốc bốc tại cơ sở được cấp phép, có bác sĩ y học cổ truyền thăm khám trực tiếp. Chị em có thể tham khảo phòng khám Đa khoa Quốc tế Việt Sing, tại đây các chuyên gia có thể chỉ định kết hợp Đông – Tây y để đẩy nhanh hiệu quả điều trị rối loạn kinh nguyệt một cách an toàn.
Lưu ý khi chữa rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền

Lưu ý khi chữa rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền

Hy vọng những chia sẻ về rối loạn kinh nguyệt theo y học cổ truyền sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về tình trạng này theo góc nhìn Đông y, góp phần giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt một cách an toàn và dứ điểm. Để điều hòa kinh nguyệt một cách hiệu quả bằng phương pháp Đông y, chị em nên lựa chọn thăm khám và điều trị tại các cơ sở y học cổ truyền hoặc liên hệ  0222.730.2022 để được tư vấn chi tiết hơn dựa trên tình trạng bệnh lý cụ thể nhé!

5/5 - (1 vote)
Bài viết liên quan
7 Nguyên nhân kinh nguyệt không đều: cách điều trị dứt điểm
7 Nguyên nhân kinh nguyệt không đều: cách điều trị dứt điểm

Kinh nguyệt không đều là tình trạng bất thường gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của nữ giới. Vậy đâu là những nguyên nhân kinh nguyệt không đều phổ biến hiện nay? Biểu hiện cụ...

5 Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít có màu đen và hướng xử lý
5 Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít có màu đen và hướng xử lý

Kinh nguyệt ra ít có màu đen ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của nữ giới? Chị em đã biết nguyên nhân chính gây ra tình trạng bất thường này chưa? Cùng đọc hết bài viết sau để...

Rối loạn kinh nguyệt nên uống gì để kinh nguyệt ra đều?
Rối loạn kinh nguyệt nên uống gì để kinh nguyệt ra đều?

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng phổ biến ở nữ giới đặc biệt trong độ tuổi dậy thì, sau sinh hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Không chỉ gây ảnh hưởng đến tâm lý, rối loạn kinh nguyệt còn...

Đăng ký khám