Cách nhận biết và xử lý tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì tương đối phổ biến trong 1 – 2 năm khi bắt đầu dậy thì do các hoạt động và sự phát triển của buồng trứng chưa ổn định và thống nhất. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn kinh ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khoẻ, sinh hoạt và các hoạt động khác của nữ giới thì cần được can thiệp tránh biến chứng xấu đi. Cùng phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Đặc điểm kinh nguyệt ở tuổi dậy thì
Ở độ tuổi thanh thiếu niên trong khoảng từ 11 – 16 tuổi sẽ dậy thì và có kinh nguyệt là dấu hiệu đầu tiên và tiên quyết để xác định độ tuổi dậy thì của thiếu nữ. Các bác sĩ Sản phụ khoa cho biết, độ tuổi có kinh nguyệt có thể sớm hơn ở tuổi thứ 8 nhưng không quá muộn sau 16 tuổi. Nếu sớm hoặc muộn hơn các mốc thời gian này phụ huynh cần đưa con em mình đi khám để được can thiệp sớm tránh tình trạng bất thường về khả năng sinh sản của con em mình sau này.
Những chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên cũng mang các đặc điểm như chu kỳ bình thường ở nữ giới trưởng thành:
- Khoảng cách giữa ngày đầu tiên của chu kỳ trước đến ngày đầu tiên “rụng dâu” ở chu kì sau là 28 – 32 ngày.
- Thời gian có kinh nguyệt kéo dài khoảng 3 – 5 ngày và có 2 ngày chỉ có xuất hiện lốm đốm máu kinh dính ở quần lót (hoặc băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san).
- Lượng máu kinh nguyệt sẽ cần chị em thay băng vệ sinh từ 3 đến 4 tiếng một lần tương đương khoảng 6 miếng một ngày. Nếu nhận thấy tình trạng băng vệ sinh quá nhiều máu kinh trong thời gian 4 tiếng hoặc quá ít có thể coi là bất thường trong chu kỳ “rụng dâu” của chị em.
- Đặc điểm của máu kinh bình thường là màu đỏ tươi, không có cục máu đông, không lẫn với dịch âm đạo, có mùi hơi nồng nhưng không tanh.
Xem Thêm Bài Viết Khác
2. Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì là như thế nào?
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì được xác định khi thời gian từ chu kì này sang chu kì kế tiếp ít hơn 23 ngày hoặc dài hơn 32 ngày trong khoảng thời gian 1 – 2 năm sau khi có ngày kinh đầu tiên. Đồng thời xuất hiện các bất thường trong thời gian hành kinh như:
- Khoảng cách giữa 2 chu kì kinh không đều, có thể 1 tháng đến 2 lần kinh nguyệt hoặc 3 tháng mới có 2 chu kỳ kinh.
- Lượng máu kinh ra ồ ạt, có khi phải thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần.
- Lượng máu kinh giảm đáng kể, chỉ từ 20 – 30ml so với mức bình thường là 60 – 80ml
- Xuất hiện máu kinh lốm đốm vài ngày, 1 tháng xuất hiện 2 lần lốm đốm.
- Các triệu chứng tiền kinh nguyệt rầm rộ như đau bụng dữ dội, chóng mặt do thiếu máu, bốc hỏa, tiểu rắt, tiểu buốt, khí hư ra nhiều bất thường.
- Máu kinh có màu sậm hơn, xuất hiện cục máu đông, hay kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày thì đó là hiện tượng rong kinh, bất thường cần khám.
- Không có kinh trên 60 ngày (2 tháng).
Ngoài ra, nếu sau 5 – 7 ngày theo chu kỳ nhưng vẫn chưa thấy kinh nguyệt và có hoạt động tình dục chị em có thể thử que thử thai để chắc chắn rằng hiện tượng trễ kinh không cảnh báo mình đang mang thai.
3. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh ở tuổi dậy thì
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì ở nữ giới đó là do nội tiết tố chưa ổn định, buồng trứng và trứng chưa hoạt động mượt mà nên gây ra một số trục trặc kỹ thuật như trễ kinh, rong kinh, vô kinh, thiểu kinh, cường kinh..các thể rối loạn kinh nguyệt thường gặp.
Sự phát triển chưa hoàn thiện của các cơ quan trong hệ sinh sản
Lượng hormone nội tiết chưa ổn định ở độ tuổi dậy thì, các cơ quan sinh dục – sinh sản ở trẻ em gái chưa thực sự hoàn thiện. Buồng trứng chưa phát triển đủ để rụng trứng mỗi tháng và phóng noãn nên sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì.
Quá căng thẳng, áp lực tâm lý gây ra rối loạn kinh nguyệt
Ở độ tuổi Trung học cơ sở, Trung học phổ thông các em phải đối mặt với áp lực thi cử và sự hoạt động quá mức của não bộ cũng phát ra tín hiệu ảnh hưởng đến sự trao đổi chất toàn thân. Hơn nữa, do sự xuất hiện bất ngờ của kinh nguyệt cũng khiến các bé gái không khỏi lo lắng, hồi hộp và lo sợ không biết có bị “bà dì” ghé thăm bất thình lình hay không. Khi đó không chỉ chu kỳ kinh nguyệt mà hệ thần kinh, tim mạch và sức khoẻ tổng thể của nữ giới cũng bị ảnh hưởng gây ra kiệt sức, suy nhược cơ thể, tăng và giảm cân bất thường, rối loạn lo âu, trầm cảm.
Thói quen ăn uống và rèn luyện thể chất quá mức
Ở tuổi dậy thì, các bạn nữ luôn có áp lực phải thật gầy mới xinh nên nhiều bạn bỏ bữa, nhịn ăn, sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống hỗ trợ giảm cân không tốt cho cơ thể và ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra các bạn trẻ đang theo huấn luyện vận động viên thể thao các môn có lượng vận động quá mức sẽ làm giảm khả năng cơ thể sản sinh ra nội tiết tố nữ là estrogen từ đó gây ra hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh.
Sử dụng kháng sinh, thuốc tránh thai
Không thể phủ nhận rằng ở đời sống hiện đại, với sự phát triển của công nghệ và đời sống cởi mở hơn thì các em có quan hệ tình dục từ khá sớm. Một số trường hợp đã biết cách sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày và thuốc tránh thai khẩn cấp để tránh trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Tuy vậy, việc lạm dụng quá mức loại thuốc này cũng ảnh hưởng đến lượng estrogen sản sinh và trì hoãn việc rụng trứng hàng tháng nên có tác dụng phụ là trễ kinh, kinh không đều. Ngoài ra, một số loại kháng sinh điều trị các bệnh lý về thần kinh, tim mạch, tuyến giáp cũng mang lại tác dụng phụ tương tự.
Viêm nhiễm phụ khoa
Ở tuổi dậy thì, nhiều bạn nữ vẫn chưa biết cách vệ sinh vùng kín vào ngày “đèn đỏ”, chưa thay băng vệ sinh thường xuyên dẫn đến bị nhiễm khuẩn vùng kín. Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa sẽ kèm theo triệu chứng ngứa rát, sưng đau vùng kín; tiểu buốt vào ngày hành kinh; dịch âm đạo có màu trắng đục, xanh xám, vàng và có mùi khó chịu.
4. Xử lý tình trạng rối loạn kinh nguyệt đơn giản
Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì về cơ bản không quá đáng ngại. Bạn chỉ cần thay đổi chế độ sinh hoạt cho phù hợp, lành mạnh. Bổ sung đủ chất và kiêng sử dụng các thức uống, đồ ăn đóng gói, có các chất kích thích, cay nóng và dầu mỡ.
Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt có kèm theo các triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, học tập hay công việc thì cần được bác sĩ chuyên phụ khoa thăm khám tổng quát, thực hiện một số xét nghiệm tìm nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp là nên sử dụng thuốc uống nội khoa hay cần thực hiện thủ thuật do có bất thường đường sinh dục nào khác. Bản thân các bạn nữ và phụ huynh không nên thực hiện theo những mẹo hay các bài thuốc chưa rõ nguồn gốc vì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Vậy là nguyên nhân, nhận biết và phương hướng xử lý tình trạng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì đã được cung cấp trong bài viết. Nếu đang gặp phải các dấu hiệu như trên hãy liên hệ địa chỉ khám uy tín để được chẩn đoán. Nhận ngay mã khám ưu tiên tổng quát phát hiện rối loạn kinh nguyệt và suy giảm nội tiết tố nữ ngay khi gọi và đặt lịch hẹn sớm tại 0222 730 2022.
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.