Đi tìm nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt để cải thiện nhanh chóng
Rối loạn kinh nguyệt – nỗi ám ảnh của các chị em khi thấp thỏm chờ đợi, lo lắng khi kỳ kinh không đến mà không rõ lý do. Cách tốt để cải thiện tình trạng này là hiểu rõ nguyên nhân gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Cùng phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Việt Sing tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Điểm tên 04 nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt phổ biến
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ thường kéo dài khoảng 28 ngày và có thể kéo dài từ 24 đến 32. Hành kinh một lần thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày với lượng máu mất từ 30 đến 80 ml.
Rối loạn kinh nguyệt được định nghĩa là khi số ngày của một chu kỳ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, số ngày ra kinh hoặc lượng máu thay đổi hơn so với các chu kỳ khác.
Tình trạng kinh nguyệt không đều có thể xảy ra ở phụ nữ ở nhiều độ tuổi, với nhiều loại triệu chứng, mức độ khác nhau và do nhiều nguyên nhân khác nhau, phải kể đến như:
Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Các nội tiết tố nữ như FSH, LH, estrogen và progesterone thay đổi liên tục trong suốt một chu kỳ kinh nguyệt và gây ra hiện tượng hành kinh. Kinh nguyệt bất thường xảy ra khi nồng độ các nội tiết tố này bị thay đổi.
Các thay đổi đột ngột trong thói quen sinh hoạt, căng thẳng thần kinh, tăng giảm cân quá nhanh, sử dụng thuốc tránh thai hoặc các bệnh lý liên quan đến tuyến yên, buồng trứng hoặc tuyến yên có thể khiến nội tiết tố nữ thay đổi.
Bước vào giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc tiền mãn kinh
Bé gái thường bắt đầu dậy thì trong khoảng từ 13 đến 15 tuổi, có thể sớm hơn một vài năm. Ở giai đoạn này, các nội tiết tố nữ estrogen và progesterone bị rối loạn do hoạt động không ổn định của trục dưới đồi tuyến yên và buồng trứng. Sẽ mất khoảng một đến hai năm để các nội tiết tố được cân bằng và kinh nguyệt trở nên đều đặn dần.
Người phụ nữ khi mang thai sẽ tiết ra hormon progesteron và beta-human chorionic gonadotropin (còn được gọi là beta-HCG) ở giai đoạn này để ức chế chu kỳ kinh nguyệt và giảm sự co bóp tử cung để đảm bảo việc phát triển thuận lợi của thai nhi.
Do đó, người phụ nữ sẽ không có kinh nguyệt trong suốt thai kỳ, từ khi bắt đầu mang thai đến khi sinh em bé.Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh (khoảng từ 50 đến 55 tuổi), chức năng buồng trứng suy giảm, làm thay đổi số lượng máu kinh và số ngày trong chu kỳ. Tắt kinh xảy ra sau 2 đến 5 năm.
Thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học
Cơ chế nội tiết – thần kinh điều khiển kỳ kinh ở nữ giới chịu ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt và môi trường sống. Vì vậy những thay đổi trong thói quen sinh hoạt hoặc môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kỳ kinh.
Nhiều bạn gái bị kinh nguyệt không đều do căng thẳng tâm lý, mệt mỏi và stress. Kỳ kinh của nữ giới có thể bị rối loạn do một số loại thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường hoặc huyết áp, thuốc kháng sinh,…
Mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài không chỉ khiến sinh hoạt thường ngày trở nên khó khăn hơn mà còn khiến vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh viêm nhiễm vùng kín như nấm âm đạo, viêm buồng trứng và u màng trong tử cung.
Mắc các bệnh lành tính như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, Mặc dù những khối u này lành tính, nhưng chúng có thể chèn ép và gây hại cho chức năng của thận, bàng quang, niệu quản và trực tràng nếu không được phát hiện sớm.
Tình trạng kinh nguyệt không đều kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng khiến các chị em vô cùng lo lắng.
Xem Thêm Bài Viết Khác
2. Nhận biết các dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt dễ gặp
Nếu chỉ thay đổi một chút từ chu kỳ này sang chu kỳ khác, một chu kỳ kinh nguyệt vẫn được coi là đều đặn.
Rối loạn kinh nguyệt chỉ xảy ra trong những trường hợp sau đây:
- Các khoảng thời gian giữa các kỳ kinh không quá 24 ngày hoặc quá 38 ngày.
- Mất kinh từ 3 lần trở lên liên tục trong 1 năm.
- Chu kỳ máu kinh đột nhiên chảy nhiều hoặc ít hơn so với chu kỳ thông thường.
- Hành kinh kéo dài hơn 8 ngày.
- Chảy máu không bình thường hoặc đốm máu xuất hiện giữa các chu kỳ kinh, sau khi quan hệ tình dục hoặc sau khi mãn kinh
- Các triệu chứng nặng nề như chuột rút, đau bụng, buồn nôn kéo dài
3. Lời khuyên của chuyên gia khi chị em bị rối loạn kinh nguyệt
Bác sĩ Nguyễn Văn An – bác sĩ CKI Sản phụ khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề có chia sẻ rằng:
“Rối loạn kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.”
Tuy nhiên, kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác như cường giáp, suy giáp (rối loạn nội tiết); buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng, polyp buồng tử cung và u xơ tử cung. Khả năng sinh sản của một người phụ nữ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tất cả những bệnh này nếu không được điều trị kịp thời.
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn quá ngắn, dưới 21 ngày, có thể là dấu hiệu của kinh nguyệt không đều. Chu kỳ ngắn như vậy có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và khả năng thụ tinh, gây khó khăn cho việc mang thai.
Ngược lại, nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 35 ngày, cơ thể có thể không sản xuất đủ hormone cần thiết để chuẩn bị cho quá trình mang thai. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Do đó, bạn cần đi khám phụ khoa để được chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
Đừng tự ý điều trị hoặc lưu ý vào những thông tin trên internet mà không có sự tư vấn hay hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
4. Các thói quen đơn giản giúp cải thiện rối loạn kinh nguyệt hiệu quả
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn An – bác sĩ chuyên Sản phụ khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm cho biết: Ngoài việc điều trị bằng thuốc, việc duy trì một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát rối loạn kinh nguyệt.
Giảm stress, căng thẳng
Áp lực và căng thẳng có thể là nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi. Do đó, việc giảm stress và duy trì tâm lý thoải mái sẽ giúp cân bằng hormone trong cơ thể, từ đó làm cho kỳ kinh nguyệt được điều chỉnh lại.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục đều đặn có thể giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn và cân bằng hormone. Ngoài ra, việc giảm cân và duy trì cân nặng ở mức lý tưởng cũng sẽ giúp cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Bạn nên ăn những loại thực phẩm giàu sắt, canxi và vitamin D để hỗ trợ quá trình điều tiết hormone và duy trì sức khỏe tổng thể.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm có chất kích thích
Các kinh nguyệt không đều có thể do tác động của các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas, thực phẩm cay nóng và các loại thực phẩm khác. Hãy tập thói quen sử dụng ít chất kích thích. Chất kích thích ảnh hưởng đến gan và kinh nguyệt.
Nếu những thông tin trên đây vẫn chưa giải quyết được các băn khoăn của bạn về rối loạn kinh nguyệt, bạn có thể liên hệ trực tiếp với tổng đài 0222.730.2022 ,các chuyên gia của Việt Sing luôn sẵn sàng cung cấp lời giải đáp cặn kẽ và tận tình.
✯ Tư vấn 24/24
- Tư vấn trực tuyến: Click tại đây
- Liên hệ Hotline: 0222.730.2022
✯ Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích đến các bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc và theo dõi bài viết.